Về cơ chế, chính sách:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ thực tiễn công ty TNHH GOONAM VINA (Trang 76 - 78)

b/ Thu hút khách hàng mớ

3.4.1. Về cơ chế, chính sách:

Nhà nước, cụ thể là các ban ngành có liên quan như Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ công thương, Bộ thương mại, Bộ tài chính…cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc hoạch định chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng ngày càng đơn giản hóa thủ tục, các chính sách hỗ trợ về thuế, tài chính… cho các doanh

nghiệp đầu tư ra nước ngoài; hay Bộ ngoại giao bằng các kênh song phương và đa phương với Chính phủ, cơ quan ban ngành của nước nhận đầu tư nhằm tác động, tìm kiếm sự ủng hộ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầu tư kinh doanhở nước sởtại. Cụthể như sau:

- Thứnhất, xây dựng các công cụ chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài qua các công cụ tài chính như cho vay ưu đãi, vốn cổphần, xuất khẩu tín dụng và các biện pháp kích thích thuế.

- Thứ hai, thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Những cơ quan nhà nước quan trọng nhất trong lĩnh vực này bao gồm: cơ quan xúc tiến thương mại, các cơ quan xúc tiến đầu tư và các cơ quan tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm; ngân hàng xuất - nhập khẩu; và các cơ quan nhà nước có liên quan.

- Thứba, thực hiện các chính sách hỗtrợ khác. Các chính sách hỗtrợ để xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài rất đa dạng, được kết hợp lồng ghép với các chính sách đầu tư khác nhằm nâng cao hiệu quảcủa hoạt động này, bao gồm: cung cấp thông tin, các dịch vụ liên kết, các biện pháp thúc đẩy, các nghiên cứu về tính khả thi, hỗ trợ luật pháp, hỗ trợ đào tạo, bảo đảm đầu tư. Tuy nhiên, ngoài các cơ quan nhà nước, sự hỗ trợ của các hiệp hội ngành hàng cũng rất quan trọng đối với việc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài.

- Thứ tư, tham gia các các hiệp ước khu vực quốc tế để tăng khả năng đầu tư giữa các nước đang phát triển và chuyển đổi. Tham gia vào các đầu tư song phương, Hiệp ước Tránh đánh thuế hai lần, các thỏa thuận đầu tư quốc tế, khu vực là nhằm khuyến khích sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức có thể hỗ trợ tài chính cho thương mại…

Sựquyết tâm về ý chí của Nhà nước, ban ngành đoàn thể trong việcủng hộ tiến trình đầu tư và kinh doanh ra nước ngoài dành cho tầng lớp doanh nhân Việt Nam chắc chắn sẽ là một lực đẩy lớn giúp các doanh nghiệp có thêm niềm tin và sức mạnh trong quá trình trinh phục những vùng đất mới.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ thực tiễn công ty TNHH GOONAM VINA (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)