Các cơ quan thương vụ ở nước ngoài:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ thực tiễn công ty TNHH GOONAM VINA (Trang 78 - 80)

b/ Thu hút khách hàng mớ

3.4.2 Các cơ quan thương vụ ở nước ngoài:

Các cơ quan phụ trách về thương vụ ở nước ngoài cần đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc cung cấp thông tin, tư vấn hỗtrợcác doanh nghiệp vềcác yếu tố thểchếpháp luật, kinh tế,văn hóa xã hội, khách hàng…nước sởtại.

Cơ quan không những nên đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau mà còn giữa các cơ quan thương vụ với các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhằm tăng cường giao lưu trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế, sản xuất phát triển hơn.

Mặt khác, cơ quan cần đóng vai trò chủ động, tích cực thực hiện việc điều tra, nghiên cứu những những thành công hay những khó khăn mắc phải của các doanh nhiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh/ sản xuất đểcó những đềxuất kịp thời nhằm nhân rộng tính hiệu quả và giải quyết những khó khăn cho các doanh nghiệp.

Cần tận dụng và liên kết chặt chẽvới một bộphận nguồn nhân lựcđược đánh giá cao là rất am hiểu về đất nước, con người nước ở địa phương làm cơ sở tham mưu đúng và trúng cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư tại nước sởtại.

Và cuối cùng, cơ quan phải là cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để doanh nghiệp luôn nắm bắt tình hình phát triển của đất nước, để hoạt động đầu tư kinh doanh ra nước ngoài thực sự mang được ý nghĩa trọn vẹn, đó là mọi thành công đều luôn nhằm phục vụcho lợi ích của tổquốc.

3.5. Kết luận

Những năm vừa qua, hoạt động đầu tư ra thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đãđ ạt nhiều thành quảkhảquan góp phần hình thành nên một tầng lớp doanh nhân Việt Nam chất lượng cao, thu được ngoại tệvà nâng cao vị thế của đất nước. Và trong thời gian tới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được nhận định sẽ diễn ra ngày càng tăng với một cấp độ cao hơn vềcả lượng và chất.

Thông qua đềtài nghiên cứu này, tác giảhy vọng có thểgóp một phần công sức nhỏ bé trong việc cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏmột nguồn tư liệu quan trọng vềchiến lược phát triển thị trường nước ngoài hiệu quả. Sựquyết tâm của Nhà nước, các cơ quan đoàn thể ban ngành, cùng với sựnỗlực của cá nhân các doanh nghiệp sẽtạo nên sức mạnh to lớn trong quá trình chinh phục những vùng đất mới; để một tương lai không xa, Việt Nam có những thương hiệu Việt đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với những thương hiệu của những công ty/ tập đoàn toàn cầu lớn trên thếgiới; đểViệt Nam không chỉ có chiến tích Điện Biên Phủ trong thời chiến mà còn có cả những Điện Biên Phủ trong thời bình.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ thực tiễn công ty TNHH GOONAM VINA (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)