Công cụ lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ thực tiễn công ty TNHH GOONAM VINA (Trang 40 - 42)

Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM)

Ma trận QSPM sửdụng thông tin đầu vào từcác ma trận EFE, IFE, hình ảnh cạnh tranh, SWOT để đánh giá khách quan các chiến lược thay thế tốt nhất. Có 06 bước phát triển một ma trận QSPM

Bước I: Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa quan trọng bên ngoài và các điểm

mạnh, điểm yếu tố bên trong công ty. Các thông tin được lấy trực tiếp từ ma trận IFE và ma trận EFE. Ma trận nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tốthành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tốthành công quan trọng bên trong.

Bước II: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài. Sựphân loại này y hệt như trong ma trận IFE và ma trận EFE.

Bước III: Xác định các chiến lược có thể thay thế mà công ty đang xem xét thực hiện. Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng biệt nếu có thể.

Bước IV: Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược. Số điểm hấp dẫn

biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác. Chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới được so sánh với nhau. Số điểm hấp dẫn được phân phân như sau: 1= không hấp dẫn, 2=hấp dẫn đôi chút, 3=khá hấp dẫn, 4= rất hấp dẫn. Nếu yếu tố thành công không có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thì không chấm điểm hấp dẫn cho các chiến lược trong nhóm chiến lược này.

Bước V: Tính tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước II) với số điểm hấp dẫn (bước IV) trong mỗi hàng

Bước VI: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là phép

cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong một chiến lược. Số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.

Kết luận:

Để hình thành chiến lược tấn công cần đánh giá xem tổ chức có thực hiện những biện pháp đúng đắn hay không, những hoạt động hiện tại của nó có thể được thực hiện hiệu quả hơn bằng cách nào. Chiến lược luôn lỗi thời trong tương lai, các nhà quản trị cần phải đánh giá lại thường xuyên các chiến lược. Mỗi tổ chức cần thiết lập và truyền đạt rõ ràng các mục tiêu và chiến lược cụ thể, có như vậy mới giúp tổchức tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai.

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGVIỆT NAM CỦA CÔNG TY TNHH GOONAM VINA

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nhìn từ thực tiễn công ty TNHH GOONAM VINA (Trang 40 - 42)