Đặc điểm thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 29 - 32)

c) Các hình thức thực hiện pháp luật thi hành án dân sự

1.1.3. Đặc điểm thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở Việt Nam

a) Đặc điểm quan trọng nhất của thực hiện Luật Thi hành án dân sự khác với thực hiện pháp luật thông thường đó là thể hiện tính cưỡng chế của pháp luật, tính mệnh lệnh, bắt buộc để pháp luật thực thi.

b) Đặc điểm thứ hai, Thi hành án dân sự chủ yếu gắn với các quan hệ tài sản trong lĩnh vực dân sự, lao động, kinh doanh – thương mại, hôn nhân gia đình là những quan hệ thỏa thuận bình đẳng và tự do ý chí, trừ các quan hệ hôn nhân gia đình còn là những quan hệ hàng hóa – tiền tệ, đền bù tương đương. Do đó, mặc dù yêu cầu tính cưỡng chế cao nhưng vẫn tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của đôi bên. Đây là đặc điểm khác biệt với thi hành án hình sự.

Thi hành án dân sự chủ yếu là thi hành các quyết định của Tòa án mang tính chất tài sản - đặc trưng của quan hệ dân sự. Vì vậy, quyền tự định đoạt của đương sự luôn được tôn trọng trong suốt quá trình THA. Điều này thể hiện ở chỗ, trong THADS, người được THA luôn giữ vai trò chủ động, có quyền quyết định việc có đưa ra yêu cầu THA hay không? đưa ra vào thời điểm nào (miễn là trong thời hiệu quy

định), yêu cầu THA một phần hay toàn bộ quyết định của BA, QĐ của Tòa án; các bên có quyền thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm, phương thức THA, miễn là việc thỏa thuận đó phù hợp với pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, trong một số trường hợp cụ thể, cơ quan THADS, CHV có thể lựa chọn biện pháp thích hợp để việc THA được nhanh chóng, đạt hiệu quả trên cơ sở thỏa thuận của các đương sự. Trong những trường hợp này, việc THA không nhất thiết phải theo đúng như nội dung quyết định của bản án mà Tòa án đã tuyên. Do đó, sự kết hợp giữa việc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự và sự chủ động của cơ quan THADS, CHV tạo nên cơ chế đặc thù của THADS, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức trong hoạt động THADS.

c) Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự đảm bảo tính độc lập và đề cao tính chủ động của cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự

Trong hoạt động THADS, tính độc lập của cơ quan THADS và CHV được hiểu là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các BA, QĐ của Tòa án, khi thi hành nhiệm vụ, chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Để tạo điều kiện cho Cơ quan THADS và CHV thực hiện tốt các nghĩa vụ, quyền hạn, Điều 11 Luật THADS quy định cụ thể như sau:

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình cơ quan, tổ chức và

cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành án; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên theo quy định của Luật này. Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan quan thi

hành án dân sự, Chấp hành viên đều bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Tính chủ động của CHV được đề cao trong quá trình tác nghiệp THA. CHV căn cứ vào các quy định của pháp luật về THADS, tình hình thực tế của vụ việc để lựa chọn biện pháp thi hành phù hợp. Đó là các biện pháp bảo đảm (phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản) và các biện pháp cưỡng chế (khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền,

giấy tờ có giá của người phải THA; trừ vào thu nhập của người phải THA; kê biên, xử lý tài sản của người phải THA, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải THA; buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; buộc người phải THA thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định).

Các nhiệm vụ, quyền hạn của CHV được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật THADS có thể khái quát như sau: Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về THA theo thẩm quyền; thi hành đúng nội dung BA, QĐ; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục THA, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp CHV; xác minh tài sản, điều kiện THA của người phải THA; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải THA hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến THA; Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THA, biện pháp cưỡng chế THA; lập kế hoạch cưỡng chế THA; thu giữ tài sản THA; yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc THA theo quy định của pháp luật; lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về THA; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.

Các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên là cơ sở để CHV độc lập, tự chủ, tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc THA và được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín theo pháp luật.

d) Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự trên cơ sở các trình tự, thủ tục được pháp luật quy định

Trong THADS, cơ quan THADS, CHV được Nhà nước giao trực tiếp thi hành các BA, QĐ của Tòa án theo quy định tại Điều 35 Luật THADS. Tuy nhiên, cơ quan THADS, CHV không được lạm dụng quyền lực trong quá trình tổ chức THA mà phải tuân thủ những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đồng thời, do cơ quan THADS là một bộ phận trong bộ máy nhà nước nên quá trình tổ chức THA

đều phải tuân theo nguyên tắc, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w