Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án gắn liền với tài sản của người khác

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 87 - 88)

- Về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động

l)Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án gắn liền với tài sản của người khác

của người khác

- Đối với việc xử lý nhà ở của người phải thi hành án được xây dựng trên đất của người khác, thì trong nhiều trường hợp, người phải thi hành án chỉ có tài sản duy nhất là ngôi nhà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng nằm trên đất mượn, cơ quan thi hành án dân sự đã tiến hành kê biên ngôi nhà để đảm bảo thi hành án, nhưng hầu như không thể xử lý tiếp được. Trong khi đó, Luật Nhà ở không cấm chủ sở hữu nhà đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu tham gia các giao dịch. Khi các giao dịch này được thực hiện, phát sinh tranh chấp, sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, đến giai đoạn thi hành án, cơ quan thi hành án thường gặp phải khó khăn nêu trên.

Việc xử lý quyền sử dụng đất nhưng trên đất có nhà thuộc sở hữu của người khác là tình huống mà cơ quan thi hành án thường gặp phải trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định nhưng để xử lý được thì rất khó khăn, mất nhiều thời gian, chi phí.

- Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở để kê biên bảo đảm thi hành án: Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật dân sự năm 2005 thì đăng ký là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản phải đăng ký, nhưng cũng theo quy định tại Điều 168, nguyên tắc này sẽ bị loại trừ nếu trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo Khoản 5 Điều 93 Luật Nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng. Như vậy, nhà ở cũng là một trong những loại tài sản thuộc diện loại trừ của Điều 168 Bộ luật dân sự vì theo quy định trên quyền sở hữu đối với nhà ở được chuyển kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng. Vấn đề là trường hợp chủ sở hữu nhà là người phải thi hành

án đã tiến hành bán ngôi nhà đó, hợp đồng bán nhà đã được công chứng tại Phòng công chứng, nhưng người mua chưa làm thủ tục sang tên đối với ngôi nhà đó, theo Bộ luật dân sự và Luật đất đai thì quyền sử dụng đất chưa được chuyển giao cho người mua (vì chưa đăng ký), nhưng theo Khoản 5 Điều 93 Luật Nhà ở thì ngôi nhà đã được chuyển quyền sở hữu cho người mua. Trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sự xử lý ngôi nhà trên để thi hành án gặp phải sự phản ứng gay gắt của đương sự, cũng như sự vướng mắc giữa các quy định của pháp luật. Nếu không kê biên nhà đất của người phải thi hành án (trường hợp vẫn còn giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, dù nhà đã bán và có công chứng) thì người được thi hành án sẽ khiếu nại vì cho rằng Chấp hành viên tạo điều kiện cho người phải thi hành án tẩu tán tài sản.

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 87 - 88)