- Về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động
p) Vấn đề tiền lãi khi chậm thi hành án * Về mức lãi suất chậm thi hành án
* Về mức lãi suất chậm thi hành án
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 không quy định về lãi phát sinh do chậm thi hành án, tuy nhiên đây là một nghĩa vụ dân sự được quy định tại Khoản 2 Điều 305 Bộ luật dân sự năm 2005.
Trước đây, là Khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự năm 1995 và khoản 1 mục III Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính quy định lãi chậm thi hành án tính theo mức “lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định”. Hiện nay, mức lãi này là “lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố” quy định tại Khoản 2 Điều 305 Bộ luật dân sự năm 2005 và Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao.
Thực tế, nhiều trường hợp bản án, quyết định trước thời điểm Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực có tuyên lãi chậm thi hành án theo mức “lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định” đến nay chưa thi hành xong, thì việc tính lãi theo mức mới hay vẫn phải thi hành đúng nội dung bản án.
Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 nêu trên không quy định rõ trong trường hợp người được thi hành án chỉ yêu cầu phần tiền gốc mà chưa yêu cầu thi hành án đối với khoản lãi chậm thi hành án, thì thi hành như thế nào.
* Về phương thức thanh toán lãi suất chậm thi hành án
Trong trường hợp người phải thi hành thi hành nhiều lần thì phương thức thanh toán tiền lãi suất được thanh toán trừ trước hay thanh toán tiền gốc rồi mới thanh toán tiền lãi.