- Về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động
g) Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án đối với doanh nghiệp nhà nước giải thể, cổ phần hoá
nước giải thể, cổ phần hoá
* Điểm d Khoản 1 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự quy định trường hợp giải thể thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết trước khi ra quyết định. Nội dung này khó thực hiện trên thực tiễn do cơ quan có thẩm quyền giải thể Doanh nghiệp (cơ quan đăng ký kinh doanh) không thể biết Doanh nghiệp giải thể đang phát sinh tranh chấp với ai, tại địa bàn nào để thông báo.
* Luật Thi hành án dân sự quy định về trách nhiệm thi hành án trong trường hợp Doanh nghiệp giải thể trái pháp luật do lỗi của cơ quan ra quyết định giải thể. Thực tiễn phát sinh việc giải thể trái pháp luật do lỗi của chính Doanh nghiệp bị giải thể mà Luật Thi hành án dân sự chưa quy định. Vì vậy, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đã thực hiện giải thể doanh nghiệp trái pháp luật, phù hợp quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh.
* Tại Điểm e Khoản 1 Điều 54 của Luật Thi hành án dân sự quy định: “Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành Công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình thì sau khi chuyển đổi, Doanh nghiệpđó tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án”. Theo Điều 10 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần thì Công ty cổ phần không có trách nhiệm thanh toán khoản nợ của Doanh nhiệp nhà nước đã chuyển đổi, nếu sau thời điểm chuyển đổi, Công ty cổ phần không được bàn giao trách nhiệm thanh toán.