- Về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động
x) Luật Thi hành án dân sự và nhiều Luật chuyên ngành khác còn những mâu thuẫn, không đồng bộ
2.3.2.2. Những giải pháp lâu dà
Để pháp luật thi hành án dân sự nói chung và Luật Thi hành án dân sự nói riêng ngày càng được hoàn thiện hơn, áp dụng hiệu quả vào thực tiễn, góp phần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, đề nghị:
a) Tiếp tục nghiên cứu để làm rõ bản chất thi hành án dân sự, khẳng định mạnh mẽ hơn thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng, có những điểm chung của quy trình tố tụng, những đặc thù của giai đoạn thực thi công lý; làm rõ vị trí, vai trò của cơ quan thi hành án dân sự; trên cơ sở đó xác định mục tiêu tiến tới thiết lập hệ thống tòa thi hành án;
2008 và các Luật khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự để tạo hành lang pháp lý chặc chẽ, thống nhất giữa các Luật để công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 49/NQ-BCT về cải cách tư pháp trong giai đoạn tăng cường xây dựng Nhà nước pháp quyền VN XHCN.
c) Đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự”, trong đó tập trung vào những vấn đề vướng mắc bức xúc, như: Nâng tỷ lệ chấp hành một phần hình phạt làm điều kiện miễn, giảm thi hành án; quy định chi tiết hơn cơ chế thi hành án khi có thay đổi về giá trị tài sản tại thời điểm thi hành án v.v.
d) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ, ngành hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động và tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn những vấn đề liên quan đến công tác thi hành án dân sự, tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án đúng pháp luật hơn.
đ) Đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, các cấp ủy Đảng cấp dưới, chính quyền cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong thi hành án dân sự đã được Luật Thi hành án dân sự quy định; tăng cường giám sát, kiểm tra công tác thi hành án dân sự, nhất là việc chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự.
e) Thực hiện cải cách tư pháp trong hoạt động thi hành án dân sự, về công tác tổ chức cần sớm triển khai nghiên cứu, xây dựng “Đề án thành lập cơ quan thi hành án dân sự khu vực phù hợp với việc thành lập Toà án sơ thẩm khu vực”.
KẾT LUẬN
- Thi hành án dân sự và thực hiện Luật Thi hành án dân sự là một quy trình thống nhất gắn liền mật thiết hữu cơ. Hoạt động tổ chức và việc thực hiện, thi hành Bản án, Quyết định của Tòa án là một quy trình tố tụng, chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Hay nói cách khác, các chủ thể thi hành án phải tuân thủ, thi hành và áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm các phán quyết của Tòa án được thực thi trên thực tế theo các nguyên tắc của pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng dân sự nói riêng.
- Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động thi hành và áp dụng pháp luật liên quan đến tài sản và quyền sở hữu. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động thi hành án phụ thuộc nhiều vào không chỉ pháp luật thi hành án, mà còn rất nhiều yếu tố khác; về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; vào tính thống nhất, đồng bộ của toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có cơ chế quản lý Nhà nước và xã hội, đặc biệt là ý thức pháp luật, trình độ nghiệp vụ, năng lực và đạo đức của cán bộ làm công tác thi hành án; cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, có hiệu lực thi hành mới hơn ba năm, là cơ sở pháp lý quan trọng cho quá trình hoàn thiện hệ thống tổ chức thi hành án dân sự trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Bình Định; tăng cường năng lực, vai trò, vị trí của cơ quan thi hành án dân sự, đảm bảo quy trình, thủ tục thi hành án dân sự thống nhất, chặt chẽ hơn, vị thế cơ quan thi hành án độc lập, trách nhiệm hơn và cơ chế thi hành cưỡng chế đạt hiệu quả hơn.
- Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định, thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở nước ta không chỉ là vấn đề của thực tiễn. Việc nghiên cứu để có những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật thi hành án dân sự là rất cần thiết, cấp bách; đặc biệt là mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về thi hành án và xã hội hóa thi hành án dân sự./.