Giai đoạn từ 2004 đến 30/6/

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 41 - 42)

Để khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993. Nên việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 là nhu cầu cấp bách nhằm đáp ứng thực tiễn đòi hỏi.

Ngày 14/01/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, với 8 chương, 70 điều. So với Pháp lệnh năm 1993, đã tăng thêm 1 chương, 20 điều. Về mặt nội dung, Pháp lệnh năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, có nhiều nội dung đã được phát triển thêm, có nhiều nội dung hoàn toàn mới được bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với tiến trình cải cách tư pháp và cải cách hành chính. Mặc dù Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho cơ quan thi hành án dân sự, nhưng sau hơn 3 năm thi hành, Pháp lệnh này đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó nổi lên hàng đầu là vấn đề liên quan đến thủ tục thi hành án, cụ thể: Từ việc thông báo, xét miễn, giảm, hỗ trợ tài chính, đến cưỡng chế, kê biên, phong toả tài khoản, tình trạng hoãn thi hành án vẫn diễn ra rất phổ biến. Nhiều vụ việc có cả hệ thống chính quyền và cơ quan thi hành án dân sự đã bỏ bao chi phí, công sức để chuẩn bị cưỡng chế thì đột ngột . . . hoãn. Lý do, mặc dù Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án có quyền yêu cầu hoãn một lần nhưng theo Bộ luật tố tụng người có thẩm quyền kháng nghị lại ở nhiều cơ quan, nhiều cấp khác nhau. Do vậy, việc một bản án bị hoãn nhiều lần trong quá trình tổ chức thi hành án vẫn thường xuyên xảy ra.

Vấn đề về công tác tổ chức cán bộ, thể chế bộ máy chưa được kiện toàn một cách xuyên suốt. Một số mặt công tác tổ chức, Bộ trưởng Bộ Tư pháp vẫn còn ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp các địa phương.

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 41 - 42)