Nội dung hoạt động và hành vi thực hiện Luật Thi hành án dân sự của các chủ thể

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 32 - 35)

c) Các hình thức thực hiện pháp luật thi hành án dân sự

1.2.1.Nội dung hoạt động và hành vi thực hiện Luật Thi hành án dân sự của các chủ thể

của các chủ thể

1.2.1.1. Thực hiện Luật thi hành án dân sự nhìn từ góc độ là hoạt động tổ chức, quản lý và cơ chế phối hợp của cơ quan nhà nước và hệ thống các cơ quan tổ chức chính trị - xã hội.

Thực hiện pháp luật THADS là hoạt động có mục đích nhằm đưa các quy phạm pháp luật THADS vào thực tiễn cuộc sống, chuyển hóa thành những hành vi

xử sự thực tế để phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật THADS. Các nội dung quy định của pháp luật THADS thể chế hóa đường lối quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, nhu cầu khách quan của xã hội, vì vậy thực hiện pháp luật về THADS phải tạo được cơ chế hữu hiệu cho các chủ thể pháp luật THADS tôn trọng và chấp hành pháp luật về THADS. Thực hiện pháp luật về THADS gồm ba nội dung cơ bản sau:

Một là, thực hiện quy định của pháp luật về tổ chức THADS. Đó là các quy

định về tổ chức, quản lý thống nhất các cơ quan THADS từ Trung ương đến địa phương (trừ hệ thống tổ chức THA trong quân đội):

- Ở Trung ương: Tổng cục THADS là cơ quan quản lý THADS trực thuộc

Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác THADS trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về THADS theo quy định của pháp luật. Tổng cục THADS có cơ cấu cán bộ, công chức sau: Tổng cục trưởng, các Phó Tổng cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương, Phó Vụ trưởng và tương đương, các thẩm tra viên và công chức khác.

- Ở cấp tỉnh: Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây

gọi chung là Cục THADS cấp tỉnh) là cơ quan THADS trực thuộc Tổng cục THADS, thực hiện chức năng THADS, có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan THADS địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Cục THADS cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức, cán bộ sau: Cục THADS tỉnh có Cục trưởng; các Phó Cục trưởng; CHV (sơ cấp, trung cấp, cao cấp); Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp; Thư ký THA và công chức khác.

- Ở cấp huyện: Chi cục THADS huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

(sau đây gọi chung là Chi cục THADS cấp huyện) là cơ quan THADS huyện trực thuộc Cục THADS tỉnh, thực hiện chức năng THADS và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chi cục THADS huyện có Chi Cục trưởng; các Phó Chi cục trưởng; CHV (sơ cấp, trung cấp); Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính; thư ký THA và công chức khác.

Các qui định về hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan THADS được qui định tại Điều 13, 17, 22 Luật THADS và Nghị định 74/2009/NĐ - CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và công chức làm công tác THADS. Do đó, việc thực hiện tốt các quy định về hệ thống tổ chức THADS sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và mối quan hệ với cơ quan hữu quan; thiết lập được mô hình tổ chức THADS phù hợp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác THADS nói chung và thực hiện pháp luật THADS nói riêng ở Việt Nam.

Hai là, thực hiện nội dung quản lý nhà nước về THADS. Đó là quá trình hoạt

động của các chủ thể (Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND các cấp) trong việc thực hiện các qui định của pháp luật về THADS bao gồm: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về THADS; phổ biến, giáo dục pháp luật về THADS; quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan THADS; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan THADS; đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm CHV, Thẩm tra viên; hướng dẫn chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CHV, Thẩm tra viên và công chức khác làm công tác THADS; kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong công tác THADS; giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS; quyết định kế hoạch phân bổ kinh phí, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan THADS; hợp tác quốc tế về THADS; tổng kết công tác THADS (Nội dung về quản lý nhà nước về THADS được quy định tại Điều 166, 167, 173, 174, 175 Luật THADS).

Như vậy, hệ thống tổ chức cơ quan THADS liên quan chặt chẽ đến trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ. Vì vậy, để đảm bảo tính linh hoạt trong công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức, chỉ đạo công tác THADS, Luật THADS quy định cụ thể về hệ thống tổ chức THADS gồm: Tổng cục THADS là cơ quan quản lý THADS trực thuộc Bộ Tư pháp; Cục THADS tỉnh là cơ quan THADS trực thuộc Tổng cục THADS; Chi cục THADS huyện là cơ quan THADS huyện trực thuộc Cục THADS tỉnh (Điều 13). Đồng thời pháp luật cũng

quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan THADS và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND các cấp... Nhằm bảo đảm công tác quản lý nhà nước về THADS được tập trung, thống nhất và nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động THADS.

Ba là, thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động THADS. Đó là

quá trình hoạt động của các chủ thể pháp luật THADS trong việc thực hiện các quy định, các yêu cầu của pháp luật trong quá trình tổ chức THA.

Nội dung hoạt động THADS đã được quy định tại các Điều 166, 167, 169, 170, 171, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179 Luật THADS bao gồm: Những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về THADS như UBND các cấp; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan THADS, CHV; các cơ quan khác như: Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND tối cao, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng và tổ chức tín dụng, Bảo hiểm xã hội, Cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm trong THADS và trách nhiệm của cơ quan ra BA, QĐ trong THADS.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp, thực hiện yêu cầu của cơ quan THADS, CHV theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của cơ quan THADS, CHV đều bị xử lý theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 32 - 35)