Phạm vi ra quyết định thi hành án

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 61 - 63)

- Thủ tục nhận bản án, quyết định của Tòa án: Khi nhận bản án, quyết định do Toà án chuyển giao, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản

d) Phạm vi ra quyết định thi hành án

Trong thống kê về thi hành án dân sự thì mỗi một quyết định thi hành án được coi là một "việc" thi hành án dân sự. Các quyết định định thi hành án dân sự phải được vào sổ thụ lý, quyết định phải đánh số, thời gian ra quyết định nhằm phục vụ cho việc quản lý, theo dõi.

Đối với mỗi bản án, quyết định đưa ra thi hành (được coi là một vụ), Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án, cụ thể:

+ Đối với bản án, quyết định có nhiều khoản phải thi hành, trong đó có một hoặc nhiều khoản thuộc diện chủ động hoặc một hoặc nhiều khoản thuộc diện theo đơn yêu cầu, thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho tất cả các khoản thuộc diện chủ động, các khoản theo đơn yêu cầu thì tùy từng trường hợp. Căn cứ vào số lượng đơn yêu cầu thi hành án và thời gian nhận đơn yêu cầu do các bên đương sự chuyển đến, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án.

+ Đối với bản án, quyết định theo đó có nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền và nghĩa vụ liên đới.

+ Trong trường hợp có nhiều người phải thi hành nghĩa vụ giống nhau mà khả năng thi hành của mỗi người khác nhau, thì trách nhiệm thi hành án của mỗi người có thể ra một quyết định thi hành án.

+ Đối với những trường hợp bản án, quyết định được chia làm nhiều việc như trên, khi thi hành án xong chuyển lưu trữ phải xếp chung vào một vụ, trong đó mỗi việc làm một tiểu hồ sơ để thuận tiện cho việc quản lý, kiểm tra khi cần thiết.

+ Đối với trường hợp không ra quyết định thi hành án mà ra quyết định ủy thác ngay thì quyết định ủy thác được đưa vào sổ thụ lý như quyết định thi hành án và được coi là một việc nhưng không báo cáo thống kê( tránh việc ảo trong thực tế vì nếu tính 01 việc thì nơi nhận ủy thác sẽ cũng tính 01 việc như vậy trong báo cáo chung sẽ có 02 việc nhưng trên thực tế chỉ có 01 việc thi hành – đây là điểm mới so với cách tính việc trong báo cáo thống kê các năm trước đây).

+ Đối với trường hợp đã ra quyết định thi hành án mà sau đó thu hồi quyết định thi hành án để thực hiện ủy thác, thì quyết định ủy thác là kết quả giải quyết chứ không phải là một việc mới và khi tính báo cáo thóng kê chỉ tính phần tiền hoặc tài sản đã thi hành còn phần việc không tính.

+ Quyết định thi hành án là căn cứ pháp lý cho việc thu chi thi hành án và xử lý tang vật. Vì vậy, khi ban hành quyết định thi hành án phải gửi cho kế toán một bản. Chứng từ thu chi thi hành án, phiếu xuất kho phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của quyết định thi hành án.

2.1.2.4. Xây dựng hồ sơ và quá trình tổ chức thi hành quyết định thi hành ána) Lập hồ sơ thi hành án a) Lập hồ sơ thi hành án

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 36 Luật Thi hành án dân sự và Điều 2 Thông tư số 22/2011/TT-BTP, ngày 02/12/2011 của Bộ Tư pháp, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Chấp hành viên

phải lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ thi hành án phải thể hiện được toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên đối với vụ việc cụ thể. Chấp hành viên phải ghi chép và lưu giữ tất cả các công việc và giấy tờ đã và đang thực hiện vào hồ sơ.

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w