Chấp hành viên

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 54 - 57)

h) Ủy ban nhân dân các cấp

2.1.1.3. Chấp hành viên

Theo qui định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành, việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án được giao cho các cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án hình sự. Theo qui định tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên là người làm việc theo trong các cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng quản lý, có nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo qui định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm theo ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp và việc tuyển chọn Chấp hành viên được thực hiện thông qua thi tuyển.

Chấp hành viên giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức thi hành án, quyết định trực tiếp đến hiệu quả công tác thi hành án dân sự, góp phà đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố niềm tin của nhân dân. Vì vậy, Chấp hành viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, tư cách đạo đức, ý thức trách nhiệm công vu. Khi chấp hành viên không đáp ứng các tiêu chuẩn thì bị miễn nhiệm hoặc bị cách chức theo qui định pháp luật.

Điều 18 Luật Thi hành án dân sự qui định người được bổ nhiệm làm Chấp hành viên phải là Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.

Ngoài ra, đối với từng ngạch Chấp hành viên và trong những trường hợp cụ thể, người được bổ nhiệm phải đáp ứng các điều kiện tương ứng thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp; chấp hành viên trung cấp; chấp hành viên cao cấp trúng tuyển các kỳ thi tuyển Chấp hành viên.

- Người có đủ điều kiện chấp hành viên sơ cấp và là sĩ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội.

- Đối với người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.

- Trong trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp hoặc đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình thực tế các cơ quan thi hành án dân sự hiện nay, tại Điều 48 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP, ngày 09/9/2009 đã qui định trường hợp tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên

Nhằm đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật trong quá trình thi hành án. Điều 20 Luật Thi hành án dân sự quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chấp hành viên, như sau: Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền; thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên; triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án; xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản

của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án; yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật; lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.

- Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ. Cụ thể, theo qui định tại Điều 35 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP, qui định các loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, thì Nghị định cũng qui định nguyên tắc sử dụng công cụ hổ trợ thi hành án được đảm bảo đúng qui định.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

- Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà gây thiệt hại thì cơ quan thi hành án nơi Chấp hành viên công tác phải có trách nhiệm bồi thường. Chấp hành viên đã gây ra thiệt hại nếu có lỗi thì tùy theo từng trường hợp cụ thể có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan thi hành án theo qui định của pháp luật.

- Từ chối thực hiện nhiệm vụ được giao khi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật. Nếu thủ trưởng cơ quan thi hành án vẫn quyết định thì Chấp hành viên phải chấp hành nhưng Thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong trường hợp này, Chấp hành viên có nghĩa vụ báo cáo lên Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh(đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện), báo cáo lên Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự (đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh), báo cáo lên Cục trưởng Cục

thi hành án dân sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với Phòng thi hành án cấp quân khu) và không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

* Những việc Chấp hành viên không được làm

Theo qui định tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên không được làm các việc sau: Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm; tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án; sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án; thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên; Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì; sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án; cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w