03-33: Nuôi t ầ ng cà phê theo ki ể u chân n ế n

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc cây cà phê (Trang 45 - 47)

M ụ c tiêu

H. 03-33: Nuôi t ầ ng cà phê theo ki ể u chân n ế n

A: Chân nến một tầng; B: Chân nến hai tầng; C: Chân nến kép hai tầng

H. 03-34: Cà phê vối không hãm ngọn nuôi đa thân.A: Nuôi một thân; B: Nuôi 3 thân; C: Nuôi 4 thân. A: Nuôi một thân; B: Nuôi 3 thân; C: Nuôi 4 thân.

b. Đánh chồi vượt

Sau khi hãm ngọn nếu trên thân hay trên ngọn mọc chồi vượt thì phải lấy tay vặt đi (nếu còn nhỏ) hoặc dùng kéo cắt cành để cắt bỏ (nếu chồi đã lớn). Nếu đánh chồi vượt không kịp thời sẽ tiêu hao chất dinh dưỡng của cây

c. Kỹ thuật tỉa cành: - Mục đích cắt cành:

+ Kích thích sự phát sinh nhiều cành mới.

+ Cây thông thoáng thuận lợi cho quá trình quang hợp.

+ Bộ tán thông thoáng hạn chế sự phát triển của nấm bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phun thuốc phòng trừ sâu bệnh nhất là bệnh gỉ sắt, tiết kiệm lượng thuốc hóa học.

+ Duy trì được tỷ lệ giữa diện tích lá và năng suất, điều chỉnh được mức độ cho năng suất hàng năm.

- Các loại cành cần cắt:

+ Cành nhớt, tăm hương, vòi voi, cành chùm (thường gọi là cành tổ quạ) làm cho cây thông thoáng - phía trong thân cây có dạng thông ống khói.

+ Các cành nhỏ rậm rạp ở phía trong giáp với thân giống như tạo ra hình một ống khói ở giữa.

+ Các cành đã cho quả, chỉ còn lại một vài đốt ở phía ngoài, đầu cành chưa ra quả, trên cành cấp một đã có phát sinh cành cấp hai thì sau vụ thu hoạch cần cắt bỏ cành này.

+ Các chồi vượt trên ngọn: khi chưa cần nuôi thêm tầng mới thì phải cắt bỏ kịp thời các chồi vượt mọc ở trên đỉnh.

+ Sau mùa thu hoạch cần cắt bỏ bỏ những cành khô, những phần cành sinh trưởng sinh trưởng yếu ớt, những cành bị sâu bệnh để những phần còn lại phát sinh những cành mới sẽ cho quả trong mùa sau.

+ Các cành cấp 1 thấy yếu, nhỏ theo nguyên tắc so le hay chữ chi ở trên thân. Những năm sau đó những cành yếu, ít phát sinh cành thứ cấp sau khi thu hoạch cũng cắt bỏ bớt đi một sốđể cho cây thông thoáng

+ Những cành thứ cấp mọc sát thân hoặc mọc ngược đâm vào phía thân cây cần phát hiện để cắt bỏ kịp thời theo nguyên tắc là ở xung quanh thân cần thông thoáng.

- Thời điểm tỉa (cắt) cành:

+ Không nên sớm hoặc muộn quá nó sẽảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa.

+ Trong điều kiện Tây nguyên thời điểm cắt cành chính được tiến hành ngay trong mùa khô (ngay sau khi thu hoạch).

+ Trường hợp nếu cây bị khô cành nhiều thì không được cắt cành cho đến khi khi có mưa - vì nó cần có lá để phục hồi cây.

H. 03-35: Cà phê được sửa cành, tạo hình và để phát triển tự nhiên. A: Cây để phát triển tự nhiên; B: Cây có cắt cành tạo hình

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc cây cà phê (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)