Phòng trị:
- Hàng năm bón một lượng phân có chứa gốc lưu huỳnh như SA.
- Dùng dung dich SA nồng độ từ 0,3 - 0,5% phun 2 lần cách nhau 15 – 20 ngày để chữa bệnh thiếu lưu huỳnh cho cà phê. Cũng có thể dùng các loại phân bón lá có chứa S để phun cho cà phê nhằm phòng trị hiện tượng này.
b. Canxi (Ca). Hàm lượng Ca trong lá cà phê giao động từ 0,5 - 1,2%, trong hạt từ 0,4 - 0,7% (tính theo trọng lượng khô).
Can xi tham gia chủ yếu vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chịu độc nhôm và mangan của cây.
Hiện tượng thiếu can xi đối với cà phê thường hiếm thấy trên đồng ruộng. Tuy nhiên khi thiếu lá non bị vàng từ rìa lá lan dần vào giữa phiến lá. Lá có màu xanh tối dọc hai bên gân chính của lá, có khi màu xanh này rất nhạt. Khi bị nặng, lá già cũng có triệu chứng như trên. Lá cà phê bị thiếu can xi có hàm lượng Ca trong lá từ 0,4 - 0,7%.
c. Manhê (Mg). Hàm lượng Mg trong lá biến động từ 0,3 - 0,5%, trong hạt từ 0,2 - 0,35%.
Manhê là thành phần chính trong diệp lục, manhê cũng tham gia vào các phản ứng enzyme liên quan đến sự chuyển hóa năng lượng của cây.
Triệu chứng thiếu manhê được phát hiện trên các lá già, màu vàng bắt đầu từ gân chính, sau lan rộng dần ra rìa lá. Dọc theo gân chính và gân phụ còn lại những vệt xanh thẫm tạo nên dạng hình xương cá có màu xanh trên nền vàng. Sau đó lá chuyển sang màu vàng xẫm hoặc nâu rồi rụng. Khi thiếu Mg hàm lượng Mg trong lá biến động trong khoảng 0,15 - 0,25%.
Phòng trị: Hầu hết đất trồng cà phê có lượng can xi hiệu dụng trong
đất khá đủđểđáp ứng cho nhu cầu của cà phê. Việc bón lân nung chảy hàng năm cũng bổ sung một lượng
đáng kể can xi cho cây.
Trường hợp bị thiếu can xi có thể bón vôi với liều lượng 500 - 700kg/ha, 2 - 3 năm bón một lần. Bón bột đôlômit thì lượng từ 2000 -
3000kg/ha.