M ụ c tiêu
3. Ph ươ ng pháp t ạ o hình, s ử a cành
Kỹ thuật tạo hình, sửa cành cà phê ở mỗi nước hoặc mỗi khu vực không hoàn toàn giống nhau, vì do đặc điểm từng chủng loại cà phê khác nhau, do điều kiện sinh thái từng vùng khác nhau, do tập quán canh tác từng vùng ... Ngay ở nước ta, phương pháp tạo hình, sửa cành cà phê vối ở các tỉnh phía Nam cũng khác phương pháp tạo hình, sửa cành ở phía Bắc.
Tạo hình và sửa cành cà phê có thể chia thành 2 hệ thống tạo hình chính: - Hệ thống tạo hình một thân (đơn thân).
- Hệ thống tạo hình nhiều thân (đa thân).
Dù đặt tên cho 2 hệ thống, nhưng nó không phụ thuộc vào số lượng thân chính; Mà đơn có nghĩa là có thể có 1 hay nhiều thân và được bấm ngọn. Đa là có nhiều thân(3-5) và để phát triển tự do (không bấm ngọn), cho đến khi quá cao năng suất giảm nhiều, chúng sẽ được cưa đốn và thay thế bằng những thân mới.
3.1. Hệ thống tạo hình đơn thân
3.1.1 Mục đích của hệ thống này:
- Tạo cho cây cà phê có bộ khung tán bền vững, cân đối. - Kích thích sự phát triển của các cành thứ cấp.
- Phương pháp này lấy thân chính làm trụ và bao gồm các cành cấp I to khỏe để tạo điều kiện cho việc phát triển các cấp cành khác. Cách tạo hình này thường áp dụng cho những loại hình cà phê có đặc điểm phân cấp cành mạnh (thường áp dụng đối với cà phê chè, cà phê mít).
3.1.2 Kỹ thuật trong điều kiện ở Việt nam như sau:
a. Tạo hình cơ bản :
- Đầu tiên ta tiến hành hãm ngọn nuôi tầng: * Khi trồng mới nên trồng 1 cây/hố.
* Khi cây được độ cao 1,2 – 1,3 mét, thì tiến hành bấm ngọn lần thứ nhất, * Tiến hành chăm sóc nuôi bộ khung tán của cây và thường xuyên vặt bỏ các chồi vượt (nhất là chồi ở phía trên đỉnh nơi bấm ngọn).
* Khi các cành có từ 60 – 70% cành cơ bản đã phát sinh cành thứ cấp thì tiến hành nuôi tầng thứ 2 bằng cách nuôi thêm một chồi vượt ởđỉnh của thân.
* Khi tầng thứ 2 phát triển và cây cà phê đạt độ cao từ 1,7 – 1,8 mét thì tiến hành bấm ngọn và cố định ởđộ cao.
H . 03-27 Cây cà phê vối đã được cố định độ cao 1,8 m
* Kết quả qua nhiều lần bấm ngọn cây cà phê có thân chính khỏe mạnh với độ cao 1,7 – 1,8 mét, với bộ khung tán vững chắc được tạo trên các cành cơ bản khỏe mạnh, đây là cơ sở cho năng suất cao và bền.
Ở những nơi cây cà phê vối dễ dàng phát sinh và phát triển hệ cành thứ cấp thì cần áp dụng biện pháp hãm ngọn và sau đó dùng biện pháp nuôi thêm tầng 2, tầng 3 vào các thời kỳ sau. Thông thường chiều cao để hãm ngọn đối với cà phê vối từ 1,2 đến 1,6 m. Nguyên tắc chung là:
- Đất đai tốt, thâm canh tốt thì hãm ngọn cao.
- Đất xấu, thâm canh yếu thì cần phải hãm ngọn thấp.
Đối với cà phê chè giống cao cây như: Typica, Munđonovo, Bourbon thì hãm ngọn ởđộ cao từ 1,4 - 1,6 m. Ở kinh tế vường có thể cao hơn. Đối với giống cà phê chè thấp cây như: Caturra, Catuai, Catimor thì hãm ngọn ởđộ cao 1,8 m hoặc ở kinh tế vườn không nhất thiết phải hãm ngọn.
Đối với cà phê mít chiều cao hãm ngọn từ 3 - 4 m.
- Biện pháp nuôi thêm thân: Thông thường có 2 hình thức nuôi thân: Một thân (độc trụ) và nhiều thân (đa trụ)
Biện pháp kỹ thuật thông thường hiện nay là trồng 1 cây/1 hố hoặc 2 cây/1 hố. + Nếu chỉ nuôi 1 thân/1 hố thì khi phát hiện thấy các chồi vượt xuất hiện ở trên thân thì cần phải vặt hoặc cắt đi kịp thời, chỉ giữ lại một thân chính. Còn nếu muốn nuôi nhiều thân, thông thường thêm 2 - 3 thân đối với cà phê vối thì chọn