Phòng trị:
Bón lân nung chảy là hình thức cung cấp manhê cho cây cà phê. Thiếu manhê cách chữa nhanh nhất là phun manhê nitrat (Mg(NO3)2) hoặc manhê sunphat (MgSO4) nồng độ 0,2 - 0,4% từ 2 - 3 lần cách nhau 15 - 20 ngày. 2.1.3. Các nguyên tố vi lượng chủ yếu
a. Kẽm (Zn). Hàm lượng kẽm trong lá cà phê biến thiên từ 10 - 15ppm (phần triệu). Trong 1 tấn hạt có chứa khoảng 10 - 15g.
- Kẽm làm tăng tính chịu hạn, chịu nóng.
- Thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hóa đạm, lân trong cây.
- Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hóa mầm hoa, thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả.
- Thiếu kẽm cây cà phê không phân hóa được mầm hoa, hạn chế khả năng thụ phấn của hoa, tỷ lệ rụng quả rất cao, có khi lên đến 70 - 90%. Tỷ lệ cành bị khô cũng rất cao. Khi cây bị thiếu kẽm thì hàm lượng Zn trong lá thường vào khoảng 5 - 8ppm
b. Bo (B).
- Hàm lượng B trong lá từ 30 - 50ppm, trong 1 tấn hạt chứa 10 - 16g. B có vai trò trong việc tăng số đốt, số cành dự trữ, tăng số mầm hoa.
- Bo có tác dụng kích thích sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của túi phấn, giúp cho quá trình hình thành quả xảy ra thuận lợi.
- Khi bị thiếu B lá cà phê bị nhỏ lại và ngắn hơn, rìa lá không bình thường, các chồi ngọn hay bị khô, các cành ngang hay bị chết. Hiện tượng cành thứ cấp
Phòng trị: Cần bổ sung định kỳ các loại phân chứa kẽm đểđáp ứng cho nhu cầu của cây. Khi thiếu kẽm cần phun dung dịch sunphát kẽm (ZnSO4.7H2O) với nồng độ 0,2 - 0,4% vào tháng 6 và tháng 7 hai lần cách nhau 20-25 ngày. Có thể
bón vào đất với lượng từ 15 - 25kg ZnSO4.7H2O/ha. Phun phân NUCAFE có tác dụng chữa thiếu kẽm cho cà phê.