03-35: Cà phê đượ c s ử a cành, t ạ o hình và để phát tri ể n t ự nhiên A: Cây để phát triển tự nhiên; B: Cây có cắt cành tạ o hình

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc cây cà phê (Trang 47 - 48)

M ụ c tiêu

H. 03-35: Cà phê đượ c s ử a cành, t ạ o hình và để phát tri ể n t ự nhiên A: Cây để phát triển tự nhiên; B: Cây có cắt cành tạ o hình

- Nguyên tắc cắt tỉa:

+ Cắt các cành ở phía dưới gốc trước sau đó lần lượt lên phía trên ở những năm về sau.

+ Tùy theo mức độ ra quả trên các đốt nhiều hay ít, độ lớn của cành, sự phát sinh của cành thứ cấp (ở những năm bói thường chỉ có cành cấp hai) mà quyết định vị trí nơi cắt cành.

- Vị trí cắt:

+ Cắt ở phía ngoài nơi cành thứ cấp phát sinh.

+ Thông thường chỉ nên giữ lại một đoạn gốc của cành từ 15 - 20 cm.

+ Sau khi cắt cành, vào thời kỳ sau các cành thứ cấp sẽ tiếp tục phát sinh thêm từ đoạn cành còn lại. Đây là một phần bộ khung của cây cà phê sẽ tồn tại và phát triển trong suốt cả thời kỳ kinh doanh.

+ Nếu hầu hết các đốt trên cành đã cho quả mà chưa thấy phát sinh cành cấp hai thì tiến hành bấm bỏ một hay hai cặp lá đầu cành (còn gọi là bấm đuôi én, khi các cành thứ cấp đã phát sinh thì cần cắt bỏđoạn cành ở phía ngoài. Chú ý sau khi bấm đuôi én nếu tại đó có phát sinh các mầm của cành mới thì cần phải được vặt bỏ đi kịp thời, nếu không thì cành thứ cấp rất khó phát sinh.

+ Tại nơi cắt cành hay trên đoạn cành còn lại sẽ có khả năng phát sinh nhiều cành thứ cấp. Đấy là hệ cành cho quả và cho năng suất ở những năm về sau. Nếu các cành này phân bố đều, không có sự chen lấn lẫn nhau thì cần giữ lại cả, nếu có một số cành mọc ngược hướng, đan xen vào nhau, quá rậm rạp thì cần chọn lọc để cắt tỉa bỏđi một số cành. Số cành cần giữ lại nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ thâm canh, đặc biệt là phân bón của người sản xuất.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc cây cà phê (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)