03-25: V ỏ cà phê đượ c x ử lý Trichoderma để sản xuất phân

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc cây cà phê (Trang 31 - 35)

+ Phân đơn: chứa một chất dinh dưỡng cho cây sử dụng. Ví dụ phân đạm, phân lân, phân kali….

/ Phân đạm

* Urê: là loại phân đạm dạng hữu cơ (đạm amin) được dùng rộng rãi để bón cho cà phê. Phân có màu trắng hơi ngà hoặc trắng, kết tinh dạng hạt tròn, có đường kính từ 1,0 - 1,5mm tùy nhà máy sản xuất. Phân dễ hút ẩm, tan nhanh trong nước. Urê có hàm lượng đạm nguyên chất cao, thường là 46% N. Thể tích một tấn phân là 1,55 m3.

Cần chú ý trong phân urê nếu có chứa lượng biurê từ 0,2 - 0,3% thì ảnh hưởng độc cho cây trồng, đặc biệt là gây cháy lá khi phun.

* Sunphat amôn (SA): hạt phân có màu trắng ngà, xám hoặc xám xanh, có khi có mùi amoniac. Hàm lượng đạm nguyên chất trong phân từ 20 - 21% N. Ngoài ra trong phân còn chứa 23% S (lưu huỳnh) là chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với cà phê. Đây là loại phân chua sinh lý, bón liên tục sẽ làm cho đất bị chua nhanh chóng. SA tan nhanh trong nước, dễ hút ẩm và dễ vón cục khi bảo quản. Một tấn phân SA có thể tích 1,25 m3.

* Ngoài ra còn có các loại phân đạm khác như nitrat canxi Ca(NO3)2 chứa12 - 15%N, nitrat natri (NaNO3) chứa 14 - 15%N, nitrat amôn (NH4NO3) chứa 33 - 35%N.

* Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân đạm: Đựng trong túi PE, tránh hút ẩm.

Không để lẫn đạm amôn với các loại phân kiềm và vôi.

/ Phân lân: gồm nhiều loại như : Lân nung chảy (lân Vân Điển, lân Ninh Bình), Lân supe (lân supe Lâm Thao, Long Thành…), Lân vi sinh ...

* Chú ý khi sử dụng phân lân:

Lân nung chảy dùng cho đất chua là rất hợp lý, mang tính khoa học. Bón lân supe trên đất chua có khả năng làm đất chua thêm.

Không ủ lân nung chảy với phân hữu cơ, không trộn với phân đạm, đặc biệt là đạm amôn để bón.

/ Phân kali: gồm nhiều loại như: Kali clo rua (KCl), Kali sunphát (K2SO4) ... + Phân hỗn hợp, phân phức hợp: là các loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây. Đây là loại phân được sản xuất nhằm mục đích phục vụ cho từng loại cây trồng cụ thể trên những loại đất cụ thể. Ví dụ phân hỗn hợp chuyên dùng cho cà phê như NPK 16 - 8 - 16 - S, 20 - 10 - 20 - S, 15 - 5 - 15, 14 - 7 - 14 - 9S - Ca - Mg …

Giải phóng từ từ chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây, Ít mất mát do nắng hoặc mưa to, Sử dụng không bị mất cân đối dinh dưỡng.

Cần chú ý khi sử dụng các loại phân hỗn hợp, phức hợp là: sử dụng đúng cho loại cây trồng và phù hợp với điều kiện đất đai.

Phân trung lượng (lưu huỳnh (S), canxi (Ca), manhê (Mg)):

Hầu hết các nguyên tố trung lượng đối với cây cà phê đều chứa trong các loại phân đa lượng như S chứa trong phân SA, lân supe…, Ca, Mg có chứa trong lân nung chảy. Hoặc cả 3 nguyên tố đều chứa trong một loại phân hỗn hợp. - Phân vi lượng: là loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng cho cà phê cần như kẽm (Zn), bor (B), đồng (Cu), sắt (Fe)…

+ Hiện nay cũng có nhiều loại phân vi lượng, nhưng cần chú ý lựa chọn những loại phân nào mà cây cà phê cần như phân kẽm, phân bor, hoặc các loại phân hỗn hợp chuyên dùng cho cà phê có chứa các nguyên tố trên.

+ Thường là các nguyên tố vi lượng thì cây cà phê cần không nhiều, chỉ cần bón một lượng ít theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn là đủ. Đối với đất trồng cà phê ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng thì cần chú ý đến việc bón kẽm cho cà phê, trên đất xám có thành phần cơ giới nhẹ (đất có chứa tỷ lệ cát cao) thì ngoài kẽm thì Bor rất cần đối với cà phê.

+ Bổ sung vi lượng cho cà phê bằng hình thức phun qua lá cũng rất hữu hiệu nếu có điều kiện về nhân lực và tài chính. WASI khuyến cáo hàng năm nên phun NUCAFE cho cà phê ít nhất 2 lần/năm để cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cà phê nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

* Vài điều chú ý khi dùng phân vi lượng:

/ Sử dụng lượng ít theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn.

/ Bón vào giai đoạn đất đủ ẩm (tháng 5 - 7).

- Phân bón lá: là loại phân dùng để phun qua lá, gồm nhiều thành phần dinh dưỡng đa, trung và vi lượng hoặc chỉ là phân đa lượng hoặc vi lượng, có khi gồm cả các chất kích thích sinh trưởng.

+ Phân bón lá nhằm mục đích cung cấp nhanh một lượng dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là các giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng thì phun phân bón lá là một giải pháp hiệu quả và kinh tế nhất.

+ Đối với cà phê các giai đoạn phun phân bón lá mang lại hiệu quả cao là từ tháng 5 - tháng 8 (giai đoạn quả lớn nhanh, rụng quả sinh lý nhiều), giai đoạn sau thu hoạch.

+ Vài điều lưu ý khi dùng phân bón lá:

* Phun đúng nồng độ của các nhà sản xuất khuyến cáo.

* Tránh lúc mưa và nắng gắt. Tốt nhất phun từ 8 - 10 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.

* Phun đều trên và dưới mặt lá, đặc biệt ở dưới mặt lá phun càng kỹ thì càng tốt.

* Chỉ chọn những loại phân chuyên dùng cho cây cà phê (NUCAFE). 2.2.2. Phương pháp bón phân cho cà phê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Bón phân hữu cơ Phân chuồng

Lượng bón: Đối với năm trồng mới: bón 5 - 10 kg/hố

Các năm sau: 15 - 20 m3/ha. Đất tốt 3 - 4 năm bón một lần; đất xấu 1 - 2 năm bón 1 lần.

Khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ dựa vào hàm lượng hữu cơ trong đất Hàm lượng hữu cơ

trong đất (%)

Lượng phân chuồng* (tấn/ha) Chu kỳ bón (năm/lần) < 2,5 2,5 - 3,5 > 3,5 15 - 20 15 - 20 15 - 20 1 - 2 2 - 3 3 - 4

*: Hoặc tương đương (khoảng 4 - 5 tấn phân xanh tương đương 1 tấn phân chuồng).

Kỹ thuật bón cho cà phê kinh doanh: - Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch.

- Chu kỳ bón cứ 2 - 3 năm tiến hành bón phân hữu cơ một lần.

- Lượng phân bón: tùy theo khả năng có thể bón từ 12 - 15 tấn cho một ha. - Cách thức bón như sau:

+ Đào hố hình vành khăn theo 1/3 hay nửa chu vi mép ngoài của tán cây với độ sâu từ 30 - 40 cm, chiều rộng từ 20 - 30 cm.

+ Bón phân xuống

+ Lấp kín phân trong hố.

+ Nếu bón phân hữu cơở những năm sau đó thì đào hố vành khăn đối diện với lần bón trước để bộ rễ của cây được phát triển đều ở các hướng.

+ Nếu không đủ phân chuồng thì dùng cây phân xanh, đậu đỗđể ép xanh vào các hố đã được đào như ở trên.

+ Nên kết hợp lần bón phân hữu cơ cùng một đợt với lần bón phân hóa học, đặc biệt là phân lân cùng trộn với phân hữu cơ.

+ Chú ý: bón phân hữu cơ khi đất đủ ẩm (vào mùa mưa từ tháng 6 - 8). b. Bón phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh

- Lượng bón từ 1.000 - 2.000 kg/ha

- Kỹ thuật bón: đào rãnh theo tán, rãi đều phân và lấp đất lại.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc cây cà phê (Trang 31 - 35)