5. Kết cấu của đề tà
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HÀNH TIẾT KIỆM,
CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
3.1. Định hướng thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước động của Kiểm toán Nhà nước
Trong thời gian tới, KTNN tập trung thực hành tiết kiệm và chống lãng phí theo một sốđịnh hướng sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện, bổ sung các văn bản quy định của Nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành và triển khai thực hiện.
- Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền, họp tập, nghiên cứu và quán triệt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách thường xuyên; nêu cao ý thức tự giác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở mọi lúc, mọi nơi gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Tiếp tục thực hiện công khai tạo điều kiện kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên mọi lĩnh vực; thực hiện công khai minh bạch trong công tác sử dụng tài chính, mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng và công tác tổ chức cán bộ.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra trong Chương trình hành động cụ thể của ngành, gắn với việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá của từng đơn vị; tăng cường chếđộ trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụđược giao; tăng cường kỷ luật công vụ, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.
- Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian trong việc xét duyệt kế hoạch kiểm toán, báo cáo kiểm toán, đề cao trách nhiệm của hội đồng cấp vụ, thực hiện thí điểm việc Lãnh đạo KTNN phê duyệt kế hoạch và báo cáo kiểm toán theo Phiếu trình của Vụ Tổng hợp và ý kiến thẩm
15
định của Vụ Pháp chế, trong trường hợp cần thiết lãnh đạo KTNN mới tổ chức hội nghị xét duyệt kế hoạch kiểm toán và báo cáo kiểm toán tiến tới nhân rộng khi đủ các điều kiện.
- Tiếp tục chỉ đạo các cuộc kiểm toán hướng vào những vấn đề, lĩnh vực trọng điểm được dư luận quan tâm với mục tiêu chỉ rõ những nơi xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình kiểm toán để kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý kịp thời, nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
- Chú trọng hơn nữa các giải pháp tiết kiệm kinh phí thường xuyên, đặc biệt là kinh phí cho các đoàn kiểm toán bằng cách giảm thời gian tổng thể cho một cuộc kiểm toán, xác định rõ cơ sở lựa chọn đối tượng kiểm toán, tăng cường công tác kiểm toán tổng hợp và đa dạng hoá phương pháp kiểm toán, kết hợp kiểm toán tại cơ quan KTNN trên cơ sở hồ sơ, tài liệu đơn vị kiểm toán cung cấp nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Sớm nghiên cứu, xây dựng định mức về số lượng kiểm toán viên và thời gian thực hiện đối với các cuộc kiểm toán trong từng lĩnh vực có quy mô và tính chất tương tự nhau làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kiểm toán và quản lý chi phí của Đoàn kiểm toán.
- Khẩn trương triển khai nghiên cứu việc ký hợp đồng dài hạn với các nhà nghỉ, khách sạn tại các thành phố lớn và phối hợp với các KTNN khu vực trong việc thuê chỗ nghỉ cho các Đoàn kiểm toán đểđảm bảo tiết kiệm kinh phí.
3.2. Một số giải pháp về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với việc quản lý và sử dụng NSNN
3.2.1.1. Quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên
Giải pháp cơ bản để tiết kiệm các khoản này như sau:
Thứ nhất, cần tổ chức hợp lý về nhân sự của các cơ quan tham mưu (các
vụ chức năng), các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực và các đơn vị sự
nghiệp. Bảo đảm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng con người trên cả hai mặt số lượng và thời gian để tiết kiệm và chống lãng phí các khoản chi phí tiền lương cho cán bộ, viên chức trong bộ máy của ngành.
16
Thứ hai, cần hoàn chỉnh cơ chế hoạt động kiểm toán các đoàn kiểm toán của KTNN hiện nay trên cơ sở thực hiện triệt để cơ chế chuyên kiểm, theo đó các bộ, ngành, địa phương thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN cần phân công
cho từng KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực; cụ thể, các KTNN chuyên
ngành và khu vực tổ chức phân công các phòng, các kiểm toán viên chuyên
giám sát và kiểm toán đối với các đơn vị thật cụ thể.
Thứ ba, các giải pháp khác:
- Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện; quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm kinh phí được giao.
- Đẩy mạnh thực hiện các cơ chế tự chủ tài chính để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các lĩnh vực công tác của Kiểm toán Nhà nước.
- Các đơn vị trực thuộc KTNN phải thường xuyên tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, công khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp trong cơ quan; tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và cán bộ công chức được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện sử dụng kinh phí theo quy định của Nhà nước, đặc biệt là sử dụng kinh phí tiết kiệm chi, việc phân phối thu nhập tăng thêm để nâng cao hiệu quả chất lượng công việc, động viên toàn bộ cán bộ công chức có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí.
3.2.1.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Các giải pháp cơ bản để tiết kiệm và chống lãng phí trong hoạt động quản lý đầu tư bao gồm:
Thứ nhất, cần có quy hoạch hợp lý đầu tưđối với việc xây dựng trụ sở và mua sắm trang thiết bị trong đầu tư.
Thứ hai, quá trình đầu tư từ lập dự toán, tổ chức đấu thầu, quản lý, giám sát và quyết toán đầu tư phải được quy chuẩn hóa thành các quy trình và quy định cụ thể. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình đầu tư trên. Bố trí và sử dụng vốn đầu tư phải phù hợp với định hướng phát triển của ngành và theo thứ tự ưu tiên, thực hiện đầu tư tập trung và đưa tiêu thức hiệu quả lên hàng đầu.
17
Thứ ba, các trụ sở, thiết bị đầu tư đã hoàn thành phải nhanh chóng đưa vào khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả. Giao trách nhiệm cụ thể cho bộ phận, cá nhân có cơ chế kiểm tra thường xuyên đối với việc quản lý, sử dụng các trụ sở nơi làm việc và các trang thiết bịđầu tư.
3.2.2. Nhóm giải pháp đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động lao động
Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ cần phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện tốt chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo giáo trình khung và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt; tiến hành soát xét lại các quy định vềđào tạo, bồi dưỡng; cơ chế quản lý, các chếđộđối với học viên, giảng viên (trong và ngoài ngành) để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; có kế hoạch sử dụng giảng viên tại chỗ, thông qua việc nâng cao kiến thức thực tiễn kiểm toán cho đội ngũ nghiên cứu viên, giảng viên thuộc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc căn cứ vào các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng công chức, viên chức (kỷ luật lao động, thời gian lao động) của nhà nước để giám sát việc thực hiện, đặc biệt là thời gian không đi kiểm toán; xây dựng quy chế về bố trí sắp xếp kiểm toán viên vào các tổ, đoàn kiểm toán theo nguyên tắc phải xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ của các đoàn, tổ kiểm toán để bố trí những cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm nhằn hoàn thành nhiệm vụđược giao.
Các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực, các bộ phận tham mưu khi
thẩm định các kế hoạch kiểm toán cần xem xét kỹ việc bố trí nguồn nhân lực và lựa chọn đơn vị kiểm toán, cách thức tổ chức thực hiện để đảm bảo chất lượng kiểm toán và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực của Kiểm toán Nhà nước. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan KTNN thực hiện nghiêm kỷ luật lao động trong cán bộ, công chức, viên chức và
đoàn viên thanh niên…
3.2.3. Nhóm giải pháp thông qua hoạt động kiểm toán
18
- Lãnh đạo đoàn kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán cần chỉ đạo và điều hành cuộc kiểm toán hướng vào các mục tiêu kiểm toán đã được hướng dẫn trong toàn ngành, đặc biệt là đánh giá việc quản lý, đầu tư và sử dụng tài sản công, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vị được kiểm toán.
- Các KTNN chuyên ngành và KTNN các khu vực cần tăng cường hơn
nữa kiểm toán hoạt động; chú trọng kiểm toán tính kinh tế, tính hiệu quả của các công trình lớn, quan trọng; tính hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách của các bộ, ngành và địa phương có số thu, chi ngân sách lớn; tập trung xác định rõ các nguyên nhân và mức độ sai phạm, thất thoát, lãng phí ở từng khâu trong quá trình đầu tư.
- Kiểm tra việc sử dụng ngân sách tại các đơn vị theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức và dự toán; kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong quản lý điều hành ngân sách để xảy ra thất thoát, lãng phí, sai chế độ, chính sách, phát hiện và làm rõ trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm.
- Các kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán cần tích cực và chú trọng phát hiện những hành vi, biểu hiện tham nhũng, thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước, tiền và tài sản nhà nước để góp phần thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tăng cường phát hiện và kiến nghị các cơ quan tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực sự trở thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức.
3.2.4. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN thường xuyên quán triệt việc thực tiết kiệm, chống lãng phí về sử dụng tài sản, NSNN cũng như chi tiêu cá nhân trong cán bộ, công chức và người lao động.
Tạp chí Kiểm toán và Website của KTNN mở chuyên mục tuyên truyền về Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chương trình hành động của KTNN về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
19
3.2.5. Tiến hành rà soát các văn bản về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thường xuyên tiến hành rà soát các văn bản về thực hành tiết kiệm chống lãng phí do KTNN ban hành, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó tổng hợp báo cáo và đề nghị Tổng KTNN ra quyết định bãi bỏ hoặc chỉnh lý, sửa đổi.
3.2.6. Tăng cường minh bạch hóa, công khai hóa kết quả kiểm toán, chú trọng công khai kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vị