Nhóm giải pháp thông qua hoạt động kiểm toán

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của kiểm toán nhà nước (Trang 58 - 60)

Với vai trò là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thông

qua hoạt động kiểm toán, KTNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc thực

54

hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. KTNN cần thực hiện các giải pháp sau:

- Lãnh đạo Đoàn kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán cần chỉ đạo và điều

hành cuộc kiểm toán hướng vào các mục tiêu kiểm toán đã được hướng dẫn

trong toàn ngành, đặc biệt là đánh giá việc quản lý, đầu tư và sử dụng tài sản công, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vị được kiểm toán.

- Các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực cần tăng cường hơn nữa

kiểm toán hoạt động; chú trọng kiểm toán tính kinh tế, tính hiệu quả của các

công trình lớn, quan trọng; tính hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách của các bộ, ngành và địa phương có số thu, chi ngân sách lớn; tập trung xác định rõ các

nguyên nhân và mức độ sai phạm, thất thoát, lãng phí ở từng khâu trong quá

trình đầu tư; làm rõ việc sử dụng vốn lãng phí, sai mục đích trong đầu tư xây

dựng cơ bản và từ đó có những kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm nâng cao việc sử dụng các nguồn lực của toàn xã hội.

- Kiểm tra việc sử dụng ngân sách tại các đơn vị theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức và dự toán; kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và

thực hiện chế độ trách nhiệm đối thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN trong quản

lý điều hành ngân sách để xảy ra thất thoát, lãng phí, sai chế độ, chính sách, phát hiện và làm rõ trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm;

- Các kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán cần tích cực và chú trọng phát hiện những hành vi, biểu hiện tham nhũng, thất thoát, lãng phí NSNN, tiền

và tài sản nhà nước để góp phần thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và

Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Tăng cường phát hiện và kiến nghị các cơ quan tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực sự trở thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức; cụ thể hoá và tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt, giao chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu công; tăng cường rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn

55

việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là các quy định, định mức, tiêu chuẩn có vai trò hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm gắn với kiềm chế lạm phát; đổi mới và đẩy mạnh thực hiện các cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN nhằm tạo động lực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của kiểm toán nhà nước (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)