Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật KTNN
Sau khi Luật Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, KTNN đã
triển khai nhiều hoạt động đưa Luật KTNN vào thực tiễn trong công khai kết
quả kiểm toán và được duy trì thường niên. Việc công khai kết quả kiểm toán năm đã được công chúng đồng tình, ủng hộ, tạo ra áp lực lớn từ phía công chúng đến các đơn vị được kiểm toán và các cơ quan có liên quan.
- Đối với đơn vị được kiểm toán
Kết quả kiểm toán là thẩm định, đánh giá trách nhiệm công việc quản lý
tài chính công của đơn vị được kiểm toán, giải toả trách nhiệm cho các nhà quản lý; là căn cứ để đơn vị được kiểm toán sửa chữa, khắc phục những sai sót, cải
tiến hoạt động, chấn chỉnh, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, tăng cường
công tác quản lý tài chính. Công khai kết quả kiểm toán giúp cho đơn vị được kiểm toán nhận thấy rõ trách nhiệm của mình, hướng tới công khai minh bạch trong các hoạt động. Việc công khai kết quả kiểm toán đồng nghĩa với việc các thông tin về tính trung thực, tin cậy của báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách của đơn vị được kiểm toán sẽ được công bố rộng rãi đến các đối tượng sử dụng
thông tin. Các đối tượng sử dụng thông tin sẽ tạo áp lực đối với các hoạt động
của đơn vị được kiểm toán.
- Đối với các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước và và cơ quan bảo vệ pháp luật
Các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước thuận lợi hơn trong việc cập nhật các thông tin từ kết quả kiểm toán đã được công khai liên quan đến đơn vị được
kiểm toán để tổng hợp, xử lý nhằm đưa ra các quyết định quản lý thích hợp,
đồng thời đôn đốc, giám sát các đơn vị được kiểm toán thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của KTNN. Đối với các kết luận, kiến nghị liên quan đến việc
ban hành các chế độ, chính sách hoặc công tác quản lý, điều hành của các tổ
chức, cơ quan quản lý nhà nước thì các cơ quan này tổng hợp, nghiên cứu, đề
43
quản lý và phương pháp quản lý phù hợp với yêu cầu thực tế. Công khai kết quả kiểm toán nhằm tăng cường tính hiệu lực của công khai các chính sách tài chính, số liệu về dự toán, quyết toán của các đơn vị, góp phần minh bạch hoá nền tài chính quốc gia.
Kết quả kiểm toán là một nguồn cung cấp thông tin tin cậy cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Việc công khai kết quả kiểm toán tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan bảo về pháp luật khai thác thông tin của đối tượng kiểm toán thông qua kết quả kiểm toán.
- Đối với các đối tác của đơn vị được kiểm toán
Báo cáo tài chính, tình hình hoạt động của một đơn vị có thể được rất
nhiều cá nhân, đơn vị quan tâm sử dụng. Người sử dụng thông tin cần có được
những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp họ đánh giá về thực trạng tài chính và
tình hình hoạt động của đơn vị đó để ra các quyết định kinh tế. Đặc biệt, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển tạo nên hệ quả là khả năng nhận được các thông tin tài chính kém tin cậy ngày một gia tăng. Rủi ro về thông tin gia tăng
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: để ra các quyết định của mình,
người sử dụng thông tin (các nhà đầu tư, các chủ nợ, …) gặp khó khăn trong tiếp
cận nguồn thông tin tại đơn vị mà họ chọn đầu tư hay chọn làm đối tác kinh
doanh. Thay vào đó, họ phải sử dụng thông tin do đơn vị cung cấp. Điều này
làm tăng rủi ro thông tin bị sai lệch khi đến tay những người sử dụng; người cung cấp thông tin thường trình bày thông tin theo hướng có lợi nhất cho mình. Ví dụ, khi doanh nghiệp bán cổ phần, các thông tin về doanh thu, lợi nhuận,… có thể sẽ bị khai tăng giả tạo, hay không được cung cấp đầy đủ; lượng thông tin phải xử lý và độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế gia tăng, nhất là khi hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, quy mô các đơn vị ngày càng lớn.
Việc công khai kết quả kiểm toán giúp đối tác của đơn vị được kiểm toán dễ dàng tiếp cận được thông tin một cách đầy đủ và trung thực về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, từ đó có thể đánh giá được mức độ trung thực trong kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của đơn vị được kiểm toán để đưa ra các quyết định phù hợp trong quan hệ với đơn vị được kiểm toán.