3.2.1.1. Quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên
Đây là nguồn kinh phí lớn nhất hiện nay của KTNN, tập trung chủ yếu ở các khoản mục tiền lương, các khoản chi theo lương của cán bộ, công chức toàn ngành, chi công tác phí và các hoạt động kiểm toán của các Đoàn KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực và các khoản chi thường xuyên khác.
Giải pháp cơ bản để tiết kiệm các khoản này như sau:
Thứ nhất, cần tổ chức hợp lý về nhân sự của các cơ quan tham mưu (các vụ chức năng), các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực và các đơn vị sự
nghiệp. Bảo đảm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng con người trên cả hai mặt số
lượng và thời gian để tiết kiệm và chống lãng phí các khoản chi phí tiền lương cho cán bộ, viên chức trong bộ máy của ngành. Bên cạnh đó, sự sắp xếp hợp lý, có hiệu quả nhân lực sẽ giúp cho KTNN có được phần kinh phí tiền lương tối đa
theo quy định chế độ tự chủ tài chính theo Nghị định 130 của Chính phủ, sẽ là
tiền đề để trả lương theo hiệu quả công việc và khen thưởng cho những cán bộ, viên chức có thành tích, sáng kiến trong công tác.
Thứ hai, cần hoàn chỉnh cơ chế hoạt động kiểm toán các Đoàn kiểm toán
50
các bộ, ngành, địa phương thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN cần phân công cho từng KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực; cụ thể, các KTNN chuyên ngành và khu vực tổ chức phân công các phòng, các kiểm toán viên chuyên giám sát và kiểm toán đối với các đơn vị thật cụ thể. Các phòng chức năng sẽ lập các file hồ sơ cho từng đơn vị kiểm toán để theo dõi thường xuyên, chặt chẽ việc phân bổ ngân sách hàng năm, tình hình quản lý, sử dụng, mua sắm, quyết toán ngân sách tại các đơn vị này. Việc giám sát kiểm toán thường xuyên đối với các đơn vị chủ yếu dựa trên các file hồ sơ đã lập và tài liệu báo cáo quyết toán cung cấp thường xuyên của các đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán của mình được tiến
hành chủ yếu tại cơ quan KTNN. Định kỳ một số năm nhất định hoặc khi thấy
dấu hiệu bất thường thì tổ chức các Đoàn kiểm toán xuống đơn vị để trực tiếp kiểm toán tại chỗ. Trường hợp ở các khâu trọng yếu trong chu trình quản lý, sử dụng ngân sách các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực có thể thiết lập một bộ phận đặt tại các đơn vị sử dụng ngân sách để giám sát và kiểm toán thường xuyên đối với các khâu này. Với cơ chế và cách thức kiểm toán như trên sẽ hạn chế bớt số lượng các Đoàn kiểm toán hàng năm, từ đó tiết kiểm các chi phí công
tác. Bên cạnh đó, cơ chế và cách thức kiểm toán này sẽ giúp cơ quan KTNN
giám sát tốt hơn hoạt động kiểm toán của các đoàn, tổ và kiểm toán viên, giảm
được rủi ro trong hoạt động kiểm toán. Muốn thực hiện được giải pháp này, KTNN phải xây dựng được các quy định, quy trình kiểm toán hết sức cụ thể. Từ KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực cho các phòng, các kiểm toán viên cần được phân công nhiệm vụ và xác lập trách nhiệm hết sức cụ thể, đồng thời có cơ chế giám sát tương ứng.
Thứ ba, các giải pháp khác:
- Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện; quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm kinh phí được giao.
- Đẩy mạnh thực hiện các cơ chế tự chủ tài chính để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các lĩnh vực công tác của KTNN.
51
chế dân chủ, công khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng kinh phí chi
thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp trong cơ quan; tạo điều kiện cho tổ chức
công đoàn và cán bộ công chức được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện sử dụng kinh phí theo quy định của Nhà nước, đặc biệt là sử dụng kinh phí tiết kiệm chi, việc phân phối thu nhập tăng thêm để nâng cao hiệu quả chất lượng công việc, động viên toàn bộ cán bộ công chức có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí.
3.2.1.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Đây là nguồn kinh phí lớn thứ hai sau nguồn kinh phí thường xuyên của hoạt động KTNN. Trong tương lai, nguồn kinh phí này sẽ không ngừng gia tăng
theo sự phát triển của cơ quan KTNN. Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng và
giám sát đầu tư xây dựng cơ bản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ khâu quy hoạch, đấu thầu, ký hợp đồng, tổ chức đầu tư, kiểm tra và quyết toán đầu tư.
Các giải pháp cơ bản để tiết kiệm và chống lãng phí trong hoạt động quản lý đầu tư bao gồm:
Thứ nhất, cần có quy hoạch hợp lý đầu tư đối với việc xây dựng trụ sở và
mua sắm trang thiết bị trong đầu tư. Quy hoạch đầu tư phải cân đối với hoạt
động của KTNN Trung ương, KTNN các khu vực trong giai đoạn hiện tại. Nội dung nào xác định được quy hoạch đầu tư xây dựng trụ sở tương ứng; nơi nào chưa xác lập được quy hoạch phát triển nhân lực thì tạm thời đi thuê để tiết kiệm và chống lãng phí trong đầu tư thực thành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ hai, quá trình đầu tư từ lập dự toán, tổ chức đấu thầu, quản lý, giám
sát và quyết toán đầu tư phải được quy chuẩn hóa thành các quy trình và quy
định cụ thể. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình đầu tư
trên; bố trí và sử dụng vốn đầu tư phải phù hợp với định hướng phát triển của
ngành và theo thứ tự ưu tiên, thực hiện đầu tư tập trung và đưa tiêu thức hiệu
quả lên hàng đầu; xây dựng đề án tổng thể dài hạn về nhu cầu đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của ngành; tăng cường công tác tự kiểm tra nhằm đánh giá tính tuân thủ và hiệu quả trong quá trình đầu tư xây dựng, đảm bảo thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm và hiệu quả.
52
Thứ ba, các trụ sở, thiết bị đầu tư đã hoàn thành phải nhanh chóng đưa vào khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả; giao trách nhiệm cụ thể cho bộ phận, cá nhân có cơ chế kiểm tra thường xuyên đối với việc quản lý, sử dụng các trụ sở nơi làm việc và các trang thiết bị đầu tư; kịp thời khen thưởng và xử lý thích hợp với các bộ phận, cá nhân sử dụng trang thiết bị có hiệu quả hoặc kém hiệu quả gây lãng phí.