1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt
động của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) luôn được lãnh đạo KTNN quan tâm chỉ
đạo và cụ thể hóa bằng các quy định liên quan đến nhiều lĩnh vực tổ chức và hoạt động của ngành, đặc biệt là đối với hoạt động kiểm toán. KTNN đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể nhằm quán triệt, phổ biến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí, tài sản cơ quan, chi tiêu công quỹ cũng như tiêu dùng cá nhân đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan (Quy định về trang bị và thanh toán cước điện thoại; Quy định về định mức sử dụng văn phòng phẩm, Quy chế về
tiêu chuẩn, đối tượng sử dụng xe ôtô; Quy định về giờ giấc làm việc; thực hiện công khai tài chính từ khâu giao dự toán đến khâu chấp hành, quyết toán NSNN...). Đồng thời, KTNN đã thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng NSNN, sử dụng nguồn nhân lực và thông qua nhiệm vụ kiểm toán góp phần phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi lãng phí, thất thoát trong việc quản lý sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước.
Mặc dù phần lớn các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để ra đối với hoạt động của KTNN đã được triển khai và đạt được những kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số biện pháp chưa đáp ứng được tiến độ đặt ra như: chếđộ báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được thực hiện thường xuyên; việc phát hiện, tuyên truyền những điển hình tốt cũng như việc phê phán mạnh mẽ những hành vi sai phạm trong thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa quan tâm đúng mức; một sốĐoàn kiểm toán chưa chú trọng đánh giá việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vịđược kiểm toán.
Trước yêu cầu ngày càng cao của việc tăng cường hiệu quả hoạt động của KTNN trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thực hiện chức năng, nhiệm vụ
2
của KTNN theo quy định của Luật KTNN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần được đẩy mạnh hơn trong tất cả các hoạt động của KTNN và tập trung trên một số mặt chủ yếu như: việc quản lý và sử dụng NSNN; quản lý và sử dụng tài sản công; đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động; tuyên truyền, phổ biến; rà soát các văn bản về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thường xuyên kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công và đặc biệt đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước, KTNN là cơ quan trong hệ thống thiết chế Nhà nước do vậy không thể tách khỏi xu hướng này. Bên cạnh đó, KTNN là cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực tài chính công nên việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của cơ quan này là rất cần thiết.
Nghiên cứu triển khai và thực hiện tốt các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của KTNN sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả của KTNN, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Do đó, Đề tài cấp cơ sở: “Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước”
vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.