57điều kiện như sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của kiểm toán nhà nước (Trang 62 - 65)

điều kiện như sau:

Thứ nhất, về phía Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách nền

hành chính, trong đó đặc biệt là cải cách cơ chế điều hành, quản lý và sử dụng

tài chính công. Nhà nước nên thực hiện triệt để hơn Nghị định 43, Nghị định

130, Nghị định 115 của Chính phủ trong việc phân bổ điều hành quản lý và sử

dụng NSNN nên tiếp tục tăng cường giao tự chủ về tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên cơ sở các nhiệm vụ chính trị giao cho các đơn vị này. Nhà nước tăng cường việc kiểm tra thông qua quá trình phê duyệt dự toán, các hướng dẫn về định mức chi tiêu và kiểm soát quá trình thanh, quyết toán. Với sự đổi mới, hoàn thiện cơ chế tài chính của Nhà nước như trên sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị nói chung, KTNN nói riêng tăng cường được tính tự chủ trong việc quản lý và sử dụng phần kinh phí của mình được cấp, được phân bổ, để từ đó có được các biện pháp tiết kiệm và chống lãng phí thích hợp.

Thứ hai, đối với cơ quan KTNN

- Cần quán triệt sâu sắc việc tiết kiệm và chống lãng phí là điều kiện quan trọng hiện nay để nâng cao hiệu quả, chất lượng các cuộc kiểm toán và tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức của ngành. Nhờ đó, các cuộc kiểm toán sẽ tăng tính độc lập, khách quan và các kiểm toán viên, cán bộ trong ngành kiểm toán yên tâm công tác.

- Trong nhóm giải pháp đã đề cập, điều kiện cơ bản hiện nay để tiết kiệm

và chống lãng phí trong hoạt động kiểm toán là KTNN nên có sự đổi mới cơ

chế, cách thức kiểm toán trong giai đoạn tới để bảo đảm nâng cao chất lượng,

hiệu quả các cuộc kiểm toán, đồng thời giảm chi phí cho các cuộc kiểm toán.

Thứ ba, KTNN cần mạnh dạn hơn trong việc tăng tính tự chủ về tài chính cho các đơn vị trực thuộc (KTNN khu vực), các đơn vị sự nghiệp của ngành. Điều kiện này trên thực tế cơ quan KTNN đã thực hiện, nhưng cần có quy định thể chế hóa cơ chế tự chủ để phát huy tối đa tính hiệu quả và tính hiệu lực của giải pháp.

Thứ tư, mỗi cán bộ, viên chức KTNN cần được quán triệt và được minh bạch hóa về quy định quản lý, sử dụng kinh phí, sử dụng tài sản của cơ quan và phải được giáo dục đầy đủ về ý thức tiết kiệm và chống lãng phí.

58

KT LUN

Tuy mới hoạt động được gần 15 năm, nhưng KTNN có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước góp phần quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả của KTNN, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống những quan điểm, mục tiêu và các nội dung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng và Nhà nước; đánh giá thực trạng thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong nội bộ Cơ quan KTNN và thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

1. Phân tích rõ những quan điểm cơ bản về thực hành tiết kiệm chống lãng phí của của Đảng và Nhà nước đặc biệt là Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng

phí; khẳng định sự cần thiết cần đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

trong hoạt động của KTNN.

2. Đánh giá thực trạng về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong hoạt động của KTNN gồm: thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong hoạt động nội bộ của KTNN và hoạt động thực hành tiết kiệm chống lãng phí thông qua vai trò kiểm toán trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của KTNN.

3. Đề xuất định hướng và các giải pháp đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách đồng bộ liên quan đến những lĩnh vực cần thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong KTNN và trong thực hiện nhiệm vụ theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Kiểm toán Nhà nước.

Trong đó, Đề tài tập trung vào một số nhóm giải pháp chính như: nhóm

giải pháp đối với việc quản lý và sử dụng NSNN trong quản lý chi thường xuyên, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; nhóm giải pháp đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động; nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến; tiến hành rà soát các văn bản về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường

59

minh bạch hóa, công khai hóa kết quả kiểm toán và đặc biệt nhóm giải pháp

thông qua hoạt động kiểm toán với vai trò là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực

kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

60

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của kiểm toán nhà nước (Trang 62 - 65)