Tình hình thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của kiểm toán nhà nước (Trang 39 - 47)

2.3.2.1. Quản lý, sử dụng NSNN

Việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của các cơ quan, đơn vị đã gắn kết hơn với các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các quy định của

Luật NSNN, từ khâu lập dự toán đến chấp hành và quyết toán NSNN đã được

35

Tính đến cuối tháng 6 năm 2008, theo số liệu Báo cáo của Ủy ban tài

chính ngân sách, hầu hết các Bộ, cơ quan trung ương đã phân bổ, giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên cho các đơn vị trực thuộc với số tiền 700 tỷ đồng. Đối với các địa phương, theo báo cáo của các địa phương, UBND cấp tỉnh đã ra

quyết định giao tiết kiệm 10% chi thường xuyên cho các đơn vị trực thuộc và

ngân sách cấp dưới với số tiền hơn 1.984 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo chỉ tiêu giao cho những tháng còn lại của năm 2008 của cả nước dự kiến đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, bằng khoảng 25% tổng dự phòng

NSNN năm 2008. Việc thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm chi thường xuyên đã được

kiểm soát chi một cách chặt chẽ. Trong bối cảnh giá cả xăng dầu, vật tư… lạm phát tăng cao, không thực hiện tăng chi ngân sách và phải tiết kiệm thêm chi 10%

thể hiện quyết tâm cao của Đảng và hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu

chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương phải

sắp xếp chi tiêu hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ. Khoản kinh phí tiết kiệm được

dành để bổ sung nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội, phòng chống

thiên tai, thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách...

Bên cạnh kết quả quan trọng bước đầu đã đạt được, trong quản lý kinh phí, vẫn còn tình trạng thực hiện không đúng các quy định mặc dù công tác kiểm soát chi luôn được quan tâm đẩy mạnh.

2.3.2.2.Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

Mặc dù kết quả tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản đã toàn diện hơn, nhưng nhìn chung tình trạng lãng phí trong lĩnh vực này vẫn còn tương đối phổ biến ở tất cả các khâu như: chất lượng quy hoạch, kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư còn hạn chế; bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, manh mún dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thực hiện dự án theo quy định và bố trí vốn vượt quá khả năng cân đối; trong thực hiện các dự án, tình trạng thất thoát vốn đầu tư chưa được ngăn chặn hiệu quả, trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám

sát, nhà thầu chưa được phát huy đầy đủ nên vẫn còn tình trạng lãng phí ngay

trong khâu thiết kế, cố ý làm sai lệch khối lượng thực tế thi công so với khối lượng nghiệm thu thanh toán; việc giải ngân vốn đầu tư tuy đã được cải thiện do

36

có nhiều biện pháp tích cực nhưng vẫn còn chậm; các quy định trong đầu tư xây

dựng còn chưa được chấp hành một cách nghiêm túc; tình trạng nợ đọng vốn

vẫn còn nhiều...

Qua kết quả kiểm toán cho thấy, trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản một số đơn vị thực hiện chưa tốt việc rà soát lại danh mục dự án đầu tư

trong kế hoạch, đã dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún (việc này đã

diễn ra trong những năm vừa qua nhưng chậm được khắc phục), bố trí vốn cho các dự án vượt quá khả năng, nhiều dự án phải kéo dài thời gian đầu tư hơn so với quy định... làm cho công tác đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí; một số đơn vị đã quyết định đầu tư dự án khi không có nhu cầu sử dụng, vượt định mức hoặc không cần thiết gây lãng phí NSNN. Kết quả kiểm toán 6 tháng đầu năm 2008, tình trạng bố trí vốn dàn trải, không đúng thời gian... vẫn còn diễn ra.

Công tác khảo sát chọn địa điểm xây dựng và nghiên cứu sự cần thiết phải đầu

tư, quy mô đầu tư còn hạn chế, nên phải dừng nghiên cứu khả thi gây lãng phí

vốn đầu tư (tại một số đơn vị công tác khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn công

trình cấp nước sinh hoạt chưa kỹ nên khi thi công không tìm thấy nguồn nước ngầm đã phải ngừng thi công gây lãng phí NSNN số vốn đã đầu tư). Chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự án tại một số bộ, ngành địa phương chưa tốt; công tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán của hầu hết các đơn vị được kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu, nên phải thay đổi, bổ sung thiết kế, điều chỉnh dự toán và tổng mức đầu tư, có dự án điều chỉnh thiết kế chi tiết 212 lần; có dự án đã thi công xong nhưng phải phá đi làm lại do vi phạm hành lang an toàn lưới điện 500 KV. Ở nhiều đơn vị được kiểm toán vẫn còn tình trạng vi phạm quy chế và Luật Đấu thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế trái quy định. Tại nhiều dự án được kiểm toán, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn tiến hành chậm, chủ đầu tư và ban quản lý dự án thiếu các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo và tổ chức, triển khai đã làm chậm tiến độ thực hiện dự án, làm tăng chi phí, tăng giá thành xây dựng, làm chậm thời gian phát huy hiệu quả của dự án,

thậm chí một số dự án phải điều chỉnh địa điểm của dự án gây lãng phí NSNN.

37

bằng vẫn còn nhiều sai phạm... Công tác giám sát đầu tư của một số bộ, ngành và địa phương chưa thực sự nghiêm túc, tỷ lệ các dự án thực hiện giám sát đầu tư theo quy định đạt thấp (51,4%); chất lượng báo cáo giám sát đầu tư tại nhiều đơn vị chưa đạt yêu cầu, nội dung báo cáo chưa đầy đủ, thiếu đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý.

Tại hầu hết các dự án, công trình được kiểm toán, KTNN xác định giá trị khối lượng nghiệm thu, thanh toán cho các nhà thầu đều phải giảm trừ, sai sót phổ biến là thanh toán trùng khối lượng, nghiệm thu không đúng thực tế thi công, nghiệm thu thanh toán sai chế độ, quyết toán không đủ thủ tục với số tiền trên 700 tỉ đồng.

2.3.2.3. Quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ

Từ cuối năm 2007, công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được đẩy mạnh với các biện pháp đồng bộ hơn, từ khâu quản lý quy hoạch khai thác, cấp và thực hiện giấy phép khai thác, các biện pháp quản lý xuất khẩu tiểu ngạch đến các biện pháp kinh tế như tăng thuế xuất khẩu khoáng sản, khuyến khích tinh chế khoáng sản... Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện những

biện pháp kiên quyết để lập lại trật tự trong khai thác và xuất khẩu than nên đã

thu được kết quả thiết thực. Các ngành và cơ quan chức năng ở địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các tổ chức được cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, qua đó kịp thời phát hiện, xử lý các

trường hợp vi phạm, khắc phục tình trạng khai thác bất hợp pháp. Nhiều địa

phương đã tăng cường công tác lập quy hoạch khai thác khoáng sản, tài nguyên nước tạo cơ sở cho công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn, gắn

với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở các

địa phương vẫn còn diễn biến phức tạp, công tác quản lý có nơi còn buông lỏng tình trạng thăm dò, khai thác trái phép khá phổ biến, vừa gây lãng phí tài nguyên, vừa ảnh hưởng tới môi trường nhưng việc khắc phục còn chậm.

Trong quản lý, sử dụng đất đai, nhìn chung các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đối với cấp tỉnh, cấp huyện, xã nên đã góp phần khắc phục tình trạng đất bị bỏ hoang và có kế hoạch sử dụng hiệu quả

38

hơn đối với các khu đất trống, chưa sử dụng nhằm khai thác nguồn thu từ quỹ đất. Nhiều địa phương đã nghiêm túc thực hiện rà soát, xử lý các trường hợp quy hoạch “treo” bằng các giải pháp kêu gọi dự án đầu tư và đến nay đã triển khai được 259 dự án với tổng diện tích 11.969 ha. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch sử dụng đất còn chưa đáp ứng được yêu cầu, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất chậm được khắc phục. Qua kết quả thanh tra kinh tế - xã hội của các cấp, các

ngành (trong năm 2008, đã tiến hành 14.435 cuộc thanh tra, kết thúc 12.039

cuộc) đã phát hiện 8.052 ha đất có sai phạm, kiến nghị xử lý thu hồi 3.790,4 ha,

đã thu hồi được 361,9 ha đất.

Ngoài ra, vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức,

tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở nên khá phổ biến, có nơi ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng nhưng chậm khắc phục, đặc biệt là đối với các khu công nghiệp, các lưu vực sông chảy qua nhiều khu công nghiệp, các làng nghề và khu vực khai thác khoáng sản mà điển hình là vụ công ty Vedan, Miwon xả nước thải

chưa qua xử lý ra môi trường. Xét về tổng thể đây cũng là một lĩnh vực đang

gây ra lãng phí lớn cần quan tâm có giải pháp khắc phục.

Việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc cơ bản đã thực hiện đúng mục đích

và định mức, tiêu chuẩn. Các đơn vị đã và đang triển khai rà soát tình hình sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp và tổ chức bán đấu giá hoặc bán thanh lý tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương. Tuy vậy, tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ

sở làm việc ở một số nơi chưa được khắc phục triệt để, vẫn còn tình trạng sử

dụng không hết công năng hoặc sai mục đích như: cho thuê, cho mượn...

Kết quả kiểm toán cho thấy, đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ... tại

một số đơn vị chưa được quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả chưa cao và chưa bảo đảm thực hành tiết kiệm; thực hiện việc rà soát diện tích sử dụng đất được nhà nước giao và xây dựng phương án sử dụng hợp lý, có hiệu quả chưa được chú trọng. Một số đơn vị quản lý tài sản chưa chặt chẽ, sử dụng địa điểm để cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết và sử dụng sai mục đích một số đơn vị sử dụng nhà và đất không đúng quy định của Chính phủ, có đơn vị đã để dân

39

chiếm dụng với diện tích đất lớn; hiệu suất sử dụng đất thấp, chỉ đạt 40%, hiện tại chưa có phương án cụ thể về đầu tư, qui hoạch sử dụng số diện tích đất còn

lại. Một số địa phương chưa kịp thời thu hồi nộp NSNN các khoản thu có liên

quan đến nhà và đất; xác định chưa đúng diện tích đất được miễn giảm, diện tích đất được tính trong hạn mức đất ở; xác định giá đất, các khoản hỗ trợ trừ vào

tiền thu sử dụng đất, đấu giá không đúng quy định. Qua kiểm toán, KTNN xác

định các khoản thu liên quan đến nhà và đất tăng hơn so với số báo cáo của cơ

quan thuế hơn 800 tỷ đồng. Ngoài ra, còn một số địa phương được kiểm toán

chưa nộp kịp thời số nợ đọng tiền sử dụng đất vào NSNN.

2.3.2.4. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại công ty nhà nước

Từ cuối năm 2007 đến nay, do giá cả các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu liên tục tăng cao và lãi suất tín dụng cũng tăng đột biến làm cho chi phí sản xuất

của các doanh nghiệp đều tăng mạnh, trong khi đó nhiều ngành hàng giá bán

không tăng nên đã tạo áp lực lớn buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp

tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là chi phí gián tiếp. Các doanh nghiệp đã chủ

động đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh; thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng cường quản lý định mức tiêu hao để nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp nhà nước đã đẩy mạnh rà soát, cắt

giảm hoặc đình hoãn các dự án, công trình chưa thật sự cần thiết, chưa hiệu quả, chậm tiến độ; thực hiện cắt giảm hoặc dừng việc mua, xây trụ sở mới, phương

tiện, thiết bị phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,

tình trạng hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp chưa cao vẫn chưa được khắc phục. Theo kết quả kiểm toán 2007 đối với 225/385 doanh nghiệp thành viên thuộc 19 tổng công ty nhà nước cho thấy, bên cạnh các doanh

nghiệp hoạt động hiệu quả, vẫn còn một số doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh

thấp, thậm chí thua lỗ như Tổng công ty Sông Hồng lỗ hơn 17 tỷ đồng, Tổng

công ty xây dựng Trường Sơn lỗ hơn 40 tỷ đồng… a. Tại các Tổng công ty Nhà nước

40

của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; đã bảo toàn và phát

triển vốn. Một số doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, thị trường rộng và

nhiều tiềm năng, khẳng định được thương hiệu... Tuy nhiên, qua kết quả kiểm

toán cho thấy còn nhiều nội dung chưa thực hiện tốt theo Chương trình hành động của Chính phủ và của từng đơn vị về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,

cụ thể: Công tác rà soát, sửa đổi, xây dựng, ban hành các quy chế, định mức,

tiêu chuẩn quản lý sự dụng các nguồn lực Nhà nước giao tiến hành còn chậm, còn chưa đầy đủ. Quản lý tài sản cố định và đầu tư dài hạn còn nhiều hạn chế, không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; Công tác quản lý kinh tế - tài chính và hạch toán kế toán còn nhiều sai sót diễn ra ở nhiều đơn vị; tiến độ đầu tư vào nhiều dự án còn chậm, các dự án dở dang nhiều, nên chưa phát huy được hiệu quả của dự

án; tài sản khai thác không hết công suất, sản phẩm không tiêu thụ được; sử

dụng nguồn vốn đầu tư không hợp lý, sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài

hạn... gây khó khăn về tình hình tài chính. Một số đơn vị chưa thực hiện đúng

quy định của Luật Đầu tư và Luật Xây dựng trong quá trình thực hiện đầu tư;

phương pháp tính giá thành tại một vài đơn vị không nhất quán, không dựa trên định mức tiêu hao nguyên liệu cho từng sản phẩm. Tại một số đơn vị thực hiện kiểm kê hàng tồn kho cuối năm, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa tốt; xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang không đúng chế độ, làm sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh... Việc xác định nhu cầu sử dụng vật tư

chưa được quan tâm đúng mức nên vật tư tồn kho còn lớn, gây lãng phí, kém

hiệu quả.

Quản lý các khoản công nợ phải thu, phải trả của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, theo dõi nợ phải thu, phải trả chưa chính xác. Hầu hết các doanh

nghiệp chưa thực hiện đối chiếu, xác nhận đầy đủ các khoản nợ phải thu, phải

trả và còn khá nhiều đơn vị không tiến hành đối chiếu xác nhận công nợ vào

cuối năm tài chính; nhiều khoản nợ phải thu tồn đọng từ nhiều năm không được thu hồi hoặc xử lý dứt điểm; chưa thực hiện phân loại các khoản nợ phải thu làm cơ sở quản lý và trích lập dự phòng, trích lập dự phòng sai quy định; còn có trường hợp xóa nợ sai quy định. Báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của kiểm toán nhà nước (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)