Công tác tổ chức, triển khai, chỉ đạo thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện kiể m toán

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của kiểm toán nhà nước (Trang 38 - 39)

Để triển khai, thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị hành chính, sự

nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước… đã căn cứ vào các quy định của Luật

34

chủ động, tích cực trong việc xây dựng Chương trình hành động cụ thể của đơn vị mình. Chương trình hành động của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, bên cạnh

việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, của địa

phương, đã xác định cụ thể một số nhiệm vụ thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý để tập trung chỉ đạo; quy định cụ thể thời hạn thực hiện và hoàn thành; phân công người chịu trách nhiệm từng khâu công việc. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong các đơn vị từng bước được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Chính phủ; nhiều văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành, các địa phương triển khai thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được ban hành. Công tác ra soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã từng bước được tiến hành và có kế hoạch bổ sung, sửa đổi, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành; loại bỏ các quy định không phù hợp với yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định không chặt chẽ, gây lãng phí NSNN, tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên...

Tuy nhiên, qua kết quả kiểm toán cho thấy, việc triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn gặp nhiều vướng mắc, tồn tại. Công tác

kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chương trình hành động cụ thể tiến hành không

thường xuyên, hiệu quả còn thấp và mang tính hình thức. Tại nhiều đơn vị, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn mang tính hình thức, sơ sài, chưa xây dựng

phương án sử dụng số tiền tiết kiệm; nhiều đơn vị chưa được các cơ quan

chuyên môn kiểm tra, hướng dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện, nên hiệu quả thực hiện còn thấp…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của kiểm toán nhà nước (Trang 38 - 39)