44 Đối với quần chúng nhân dân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của kiểm toán nhà nước (Trang 49 - 50)

- Đối với quần chúng nhân dân

Nhân dân là người trực tiếp nộp thuế hình thành nên ngân sách nhà nước. Vì vậy, nhân dân có quyền được biết NSNN có được sử dụng hợp lý, đúng mục đích, có hiệu quả, có tiết kiệm hay không. Đồng thời, nhân dân có quyền giám sát đối với các hoạt động của Nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện hai quyền trên bị hạn chế bởi các nguyên nhân thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác. Công khai kết quả kiểm toán nhằm tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận

thông tin quản lý từ đó có thể tham gia vào giám sát và quản lý, phát hiện và

ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; bảo đảm sử

dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời, công

khai kết quả kiểm toán cũng tạo điều kiện cho nhân dân giám sát, kiểm tra lại

hoạt động của KTNN nhằm ngày càng nâng cao chất lượng kiểm toán của

KTNN.

- Đối với cơ quan lập pháp trong thực hiện quyền giám sát tối cao của mình ở trung ương và địa phương

Kết quả kiểm toán của KTNN là một nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho cơ quan lập pháp trong việc thực hiện quyền giám sát tối cao của mình. Việc giám sát được thực hiện cả với đơn vị được kiểm toán và KTNN. Công khai kết quả kiểm toán giúp cho tất cả các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội

có thể cập nhật thông tin liên quan đến vấn đề cần quan tâm một cách nhanh

chóng và thuận lợi nhất.

- Đối với kiểm toán viên và Kiểm toán Nhà nước

Công khai kết quả kiểm toán giúp tăng cường hiệu lực của hoạt động

kiểm toán. Công khai kết quả kiểm toán đã tạo điều kiện cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình hoạt động của đơn vị được kiểm toán đến các cơ quan, đơn vị có liên quan và công chúng. Qua đó các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan có

quyền giám sát, các đối tác kinh tế tạo ra tác động yêu cầu đơn vị được kiểm

toán phải điều chỉnh các hoạt động của mình trên cơ sở các kết luận, kiến nghị

của KTNN, dư luận xã hội cũng tạo ra áp lực buộc các đơn vị được kiểm toán phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN. Thông qua con đường này,

45

cộng với việc đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của

KTNN thì các kết luận, kiến nghị của KTNN được đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc hơn, đầy đủ hơn, sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN cũng chặt chẽ, thông suốt hơn. Từ đó hiệu lực của hoạt động kiểm toán được nâng cao.

Kết quả kiểm toán là các ý kiến kết luận sau cùng về thông tin tài chính được kiểm toán, thể hiện trình độ, năng lực, sự tuân thủ quy trình, chuẩn mực kiểm toán, sự thành thạo của kiểm toán viên trong công việc. Đồng thời, nó là sản phẩm của kiểm toán viên cung cấp cho xã hội, tăng cường tính minh bạch tài chính nên họ phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Việc công khai kết quả kiểm toán tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tiếp cận thông tin kiểm toán và qua đó giám sát hoạt động kiểm toán và đánh giá chất lượng kiểm toán. Các ý kiến, dư luận của công chúng sau khi công khai kết quả kiểm toán như là sự phản biện đối với hoạt động kiểm toán, đòi hỏi kiểm toán viên phải đảm bảo tính đầy đủ và thuyết phục của bằng chứng kiểm toán khi đưa ra ý kiến.

2.5. Đánh giá thực trạng và rút ra những vấn đề cần xử lý về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của kiểm toán nhà nước (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)