KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Từ ngày 20/02 24/02/

Một phần của tài liệu rau cu qua 83 2536 (Trang 26 - 30)

II. Chuẩn bị Đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc chơ

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Từ ngày 20/02 24/02/

Thứ hai ngày 20 tháng 02 năm 2017

GDPT Nhận Thức

KPKH: Tìm hiểu về một số loại hoa (Hoa hồng, hoa cúc)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên: Bông hoa hồng, bông hoa cúc

- Nhận biết 1 số đặc điểm nổi bật của hoa hồng, hoa cúc ( Màu sắc,cánh hoa,lá hoa). - Trẻ biết được vẻ đẹp và tác dụng của hoa:( Hoa mừng sinh nhật, ngày hội,ngày lễ,trang trí ngày tết và dùng để làm nước hoa...

- Trẻ biết hoa hồng, hoa cúc có nhiều màu sắc khác nhau. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

2. Kĩ năng

- Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu

- Rèn kĩ năng phát âm 1 số từ và câu ngắn.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.

- Giáo dục trẻ yêu thích các loại hoa, biết bảo vệ và giữ gìn, chăm sóc cây hoa

II. Chuẩn bị

- Tranh ảnh ( hoa thật) về một số loại hoa (hoa hồng, hoa cúc). - Lô tô về hoa hồng, hoa cúc…

III. Tiến trình dạy học

1.Ổn định tổ chức

* Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời tối, trời sáng” - Cô đưa 1 số loại hoa ra hỏi trẻ:

+ Cô tặng lớp mình những hoa gì đây? + Đây là bông hoa gì? Hoa màu gì? + Lá màu gì?

- Cô cho trẻ sờ vào bông hoa, cánh hoa, lá hoa,cành hoa.Sau đó cô hỏi cá nhân trẻ.

2. Nội dung

Hoạt động 1.Dạy trẻ nhận biết hoa hồng - hoa cúc”

- Cô dẫn dắt vào bài * Nhận biết hoa hồng

- Cô đố trẻ: “ Thân cành có nhiều gai Hương thơm tỏa sớm mai Trắng, hồng, nhung nhiều loại

Tên gọi là hoa gì?” ( Hoa hồng) + Cô đưa bông hoa hồng ra cho trẻ quan sát và hỏi:

- Đây là hoa gì? ( Hoa hồng) - Cô phát âm

- Cho cả lớp phát âm

- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm - Cô chỉ vào hoa hồng và hỏi? - Hoa hồng màu gì?

- Cánh hoa hồng như thế nào?

- Còn đây là gì của hoa? ( lá hoa) - Lá hoa màu gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lá hoa mọc ở đâu đây các con? ( Cành hoa) - Cành hoa màu gì?...

- Hoa hồng dùng để làm gì?

=> Hoa hồng màu đỏ,có nhiều cánh,cánh hoa to tròn và mịn, thân, cành hoa hồng có nhiều gai, hoa hồng rất thơm

Ngoài bông hoa hồng màu đỏ ra, các con còn biết bông hoa hồng màu gì nữa? ( nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ biết: Hoa hồng trắng, hoa hồng vàng, hoa hồng nhung...)

* Nhận biết hoa cúc

+ Cô đưa bông hoa cúc ra hỏi trẻ:- Đây là hoa gì các con? ( Với bông hoa cúc cô hướng dẫn tương tự như hoa hồng)

Hoạt động 2. Phân biệt hoa hồng và hoa cúc

* Hoa hồng và hoa cúc giống nhau ở điểm nào? ( Đều dùng để

- Tr ch iẻ ơ - Tr tr l iẻ ả ờ - Tr l ng ngheẻ ắ - Tr quan sát v tr l iẻ à ả ờ - Tr l ng ngheẻ ắ - C l p phát âmả ớ - T , nhóm, cá nhân phát ổ âm - Tr tr l iẻ ả ờ - Tr l ng ngheẻ ắ - Tr tr l iẻ ả ờ - Tr l ng ngheẻ ắ - Tr l ng ngheẻ ắ - Tr ch i 2-3 l nẻ ơ ầ -Tr l ng ngheẻ ắ - Tr ch i 2-3 l nẻ ơ ầ

làm cảnh, trang trí vào những ngày hội , ngày lễ,....,) * Hoa hồng, hoa cúc khác nhau ở điểm nào?

- Hoa hồng màu đỏ, cánh hoa tròn - Hoa cúc màu vàng, cánh hoa dài

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc,bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành, bẻ hoa...

Hoạt động 3. Trò chơi

* Cô cho trẻ chơi trò chơi “Hoa gì biến mất” - Cô nói tên trò chơi, luật, cách chơi

- Luật chơi: Trẻ phải nói được tên loại hoa vừa biến mất

- Cách chơi: Cô để 3 - 4 loại hoa ở trên bàn sau đó cất từng loại hoa đi

- Cho trẻ chơi 2-3 lần

* Cho trẻ chơi trò chơi “ Về đúng hoa của mình” - Cô nói tên trò chơi, luật, cách chơi

- Cho trẻ chơi 2-3 lần

- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi * Kết thúc

- Cô nhận xét giờ học

- Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng

CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1.HĐ có chủ đích:

Quan sát tranh Hoa đồng Tiền

2. Trò chơi

- TCVĐ “ Gieo hạt” (Mới) - TCDG “ Dung dăng dung dẻ”

3. Chơi tự do

I. Mục tiêu

1. Kiến thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trẻ nhận biết tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của hoa Đồng Tiền - Biết trả lời 1 số câu hỏi của cô

- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, hứng thú chơi các trò chơi - Phát triển ngôn ngữ vận động.

2. Kỹ năng

- Trẻ nói đúng từ, đủ câu

- Phát triển khả năng qs, chú ý, ghi nhớ có chủ định

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động - Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ hoa

II. Chuẩn bị

- Tranh hoa Đồng tiền - 1 số đồ dùng đồ chơi

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát bài “Màu hoa” - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói về màu hoa gì? ...

2. Nội dung

HĐ 1. Cho trẻ quan sát tranh hoa Đồng Tiền

+ Cô đố trẻ: “ Tên mua được nhiều thứ Mà lại là loại hoa

Đố bé biết hoa gì?” + Cô đưa tranh hoa Đồng Tiền ra hỏi trẻ:

- Đây là hoa gì?

- Hoa đồng tiền màu gì? (hoa đồng tiền màu cam ) - Cánh hoa đồng tiền như thế nào/

- Đây là gì của hoa? - Cuống hoa màu gì? - Lá hoa màu gì?

- Trồng hoa đồng tiền để làm gì?

- Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây, không bứt lá, bẻ cành hoa

HĐ 2. Trò chơi

* Cô giới thiệu tên trò chơi “ Gieo hạt”

- Luật chơi: Trẻ thực hiện các động tác phù hợp với lời ca - Cách chơi: Cho trẻ đứng vòng tròn và thực hiện các động tác theo lời ca như sau:

+ Gieo hạt: Từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất + Nẩy mầm: Từ từ đứng thẳng lên

+ Một cây: Giơ 1 tay lên cao + Hai cây: Giơ 2 tay lên cao + Một nụ: Úp 1 bàn tay xuống + Hai nụ: Úp 2 bàn tay xuống

+ Một hoa: Ngửa 1 bàn tay lên và xòe các ngón ra

+ Hai hoa: Ngửa nốt bàn tay còn lại lên và xòe các ngón ra

- Tr hátẻ - Tr tr l i ẻ ả ờ - Tr l ng ngheẻ ắ - Tr quan sát v tr l iẻ à ả ờ - Tr l ng ngheẻ ắ - Tr l ng ngheẻ ắ - Tr ch i 3-4 l nẻ ơ ầ - Tr l ng ngheẻ ắ - Tr ch i 2-3 l nẻ ơ ầ - Tr t ch iẻ ự ơ

+ Mùi hương thơm ngát: Đưa 2 tay vào mũi hít thật sâu làm đt ngửi hoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Một quả: Giơ 1 tay ngang ngực, ngửa bàn tay ra + Hai quả: Ngửa tiếp bàn tay còn lại ra

+ Gió thổi cây nghiêng: Giơ 2 tay thẳng trên đầu. Nghiêng người sang trái,sang phải vừa làm đt vừa nói: “ Gió thổi” ( nghiêng sang trái), “ Cây nghiêng” ( nghiêng sang phải) + Lá rụng, nhiều lá: Ngồi thụp xuống đất và nói: “Nhiều lá”, 2 tay lắc cổ tay.

- Cô chơi mẫu

- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.

* Trò chơi “ Dung dăng dung dẻ” - Cô nói tên trò chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần

HĐ 3. Chơi tự do

- Cô nói tên 1 số trò chơi, đ d đ c

- Hỏi trẻ thích chơi với đồ chơi gì? trò chơi gì? cho trẻ chơi. Trẻ chơi cô quan sát bao quát để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Một phần của tài liệu rau cu qua 83 2536 (Trang 26 - 30)