Sự cần thiết phải quản lý thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Trang 30 - 33)

Thuế GTGT được coi là nguồn thu quan trọng đối với tổng thu NSNN. Chính vì vậy, sự cần thiết hoàn thiện quản lý thuế GTGT cũng chính là sự cần thiết hoàn thiện quản lý thuế nói chung. Đây là một sắc thuế trực thu có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống thuế của mọi quốc gia. Công tác quản lý thuế để ngày một nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả thu cho ngân sách nhà

nước, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho NNT và phải coi đó như một bổn phận và trách nhiệm của NNT.

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò tạo số thu cho NSNN. Thuế GTGT là sắc

thuế có diện thu thuế rất rộng. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho NSNN của thuế TNCN là rất cao.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò của bản thân thuế GTGT. Thuế GTGT góp

phần thực hiện công bằng xã hội, giúp thực hiện việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Thuế GTGT cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các DN hay giữa DN với cá nhân.

Thứ ba, xuất phát từ thực trạng công tác quản lý thuế GTGT. Do điều kiện

23

những đặc điểm khác nhau, vì vậy quản lý thuế GTGT ở mỗi nước có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của nước đó.

Ngay cả quản lý thuế GTGT trong mỗi quốc gia ở các cấp khác nhau cũng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bộ phận, mỗi cấp. Ở Việt Nam, quản lý thu thuế GTGT được thực hiện cụ thể chủ yếu ở hai cấp là Cục thuế và Chi cục thuế. Cục thuế quản lý chủ yếu đối với những NNT tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, còn Chi cục thuế quản lý đối với các NNT tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể. Quản lý thuế GTGT góp phần làm tăng thu cho ngân sách nhà nước. Hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Tăng cường sự tự nguyện và tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Quản lý thuế GTGT là nhiệm vụ chung của toàn xã hội mà lực lượng nòng cốt là cơ quan thuế.

Mục tiêu quản lý thuế GTGT

Trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng thì các vấn đề về mục đích, chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý là những yếu tố nòng cốt cần được xác định rõ ràng và đúng đắn. Do vậy những mục tiêu về quản lý thuế GTGT được tóm gọn rõ ràng thành những mục tiêu chính sau:

- Phải tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN: Thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế sao cho đạt yêu cầu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước.

- Xây dựng và thực hiện chính sách thuế GTGT hợp lý: Thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế một cách linh hoạt mềm dẻo phù hợp với địa bàn từng địa phương, phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất, kinh doanh của từng cơ sở.

24

- Phải tối thiểu hóa chi phí nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT: Hạn chế những chi phí không cần thiết, tránh lãnh phí thất thoát trong quá trình quản lý thuế, từ đó góp phần vào nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

- Xây dựng một nền hành chính thuế giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN trong khu vực.

- Tạo sự minh bạch về thể chế chính sách thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng: Bất kỳ công đoạn nào trong quá trình quản lý thuế cũng cần phải minh bạch, khách quan, từ đó hạn chế các sai phạm, các gian lận về thuế.

- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật về thuế cho các tổ chức kinh tế và dân cư: tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, cập nhật phổ biến nhanh chóng, kịp thời những quy định mới, các thay đổi trong quy định về thuế và nộp thuế.

1.2.3.Nguyên tắc của quản lý thuế GTGT

Quản lý thuế là một nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế và là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính công. Do vậy, cần những nguyên tắc cốt lõi, để việc quản lý thuế GTGT có thể vận động phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế xã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận. Những nguyên tắc đó được thể hiện như sau:

- Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.

- Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa

25

vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Trang 30 - 33)