Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Trang 101 - 102)

2020

3.2.6. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế

vào phân tích hồ sơ, dữ liệu khai thuế của người nộp thuế để xác định nội dung, phạm vi, đối tượng rủi ro cao để tập trung thanh tra, kiểm tra chống thất thu.

Cuối cùng, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm tra. Xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác quản lý thuế nói chung và các tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, do vậy việc nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế, văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới cần phải tiến hành thương xuyên thực hiện.

3.2.6. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế thuế

Để khắc phục những hạn chế trên và triển khai chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Thuế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT theo hướng:

- Xây dựng kho cơ sở dữ liệu quốc gia về thuế đáp ứng yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử.

- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ NNT thông qua việc cung cấp mở rộng các dịch vụ điện tử về thuế; Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức trung gian phát triển các dịch vụ về thuế, đáp ứng yêu cầu xã hội hóa một số dịch vụ.

- Hiện đại hóa quản lý nội bộ Ngành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại và đồng bộ.

- Đảm bảo hệ thống CNTT vận hành liên tục, hiệu quả, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu.

94

Dựa vào đó, Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng cần thực hiện đẩy mạnh công tác triển khai ứng dụng CNTT vào quản lý thuế, đặc biệt là thuế GTGT, bằng cách:

Thứ nhất, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT trong ngành Thuế phù hợp với định hướng và kế hoạch phát triển CNTT ngành Thuế giai đoạn 2016-2020. Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò then chốt trong mọi định hướng phát triển. Cần phải thường xuyên cử cán bộ đào tạo ở các lớp tập huấn về các chương trình, phần mềm, ứng dụng mới để triển khai ở cơ sở.

Thứ hai, cập nhật các chương trình ứng dụng mới, mở các lớp bồi dưỡng cán bộ tại địa bàn, tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng cho NNT.

Thứ ba, tự xây dựng kho cơ sở dữ liệu tại địa bàn, để có thể đưa vào áp dụng ngay hệ thống ứng dụng mới. Hệ thống cơ sở dữ liệu cần bám sát thực tế.

Thứ tư, xây dựng công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra có hiệu quả như: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghề cần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoản, mục nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Từ đó sẽ kiểm soát được các công đoạn có khả năng cao xảy ra thiếu sót hoặc gian lận.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Trang 101 - 102)