2020
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thuế
quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng
*Hạn chế
Một là quy trình quản lý thuế chưa phát huy được hiệu quả tối đa:
Trong quy trình quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng tại chi cục thuế quận Hai Bà Trưng còn một số vướng mắc, cần được xử lý triệt để, từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Mốt số vướng mắc mà quá trình quản lý thuế còn gặp phải đó là:
- Việc xử lý đóng mã đối với số lượng lớn hộ kinh doanh ở trạng thái 03 (NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST; Giải thể, phá sản; Tổ chức lại tổ chức kinh tế; Bị thu hồi giấy phép hoạt động) còn nhiều vướng mắc. Nguyên nhân dữ liệu lịch sử thông tin đăng ký thuế của NNT không đầy đủ, không xác định địa bàn phường, không phân theo mã cán bộ, gây khó khăn trong quá trình phân công xử lý, cung cấp và đối chiếu hồ sơ NNT, dẫn đến khó xác định những khoản nợ thừa thiếu để hoàn tất thủ tục đóng mã. Việc hạch toán khoản chậm nộp thuế sử dụng PNN hộ gia đình (TM4944) không phù hợp trong công tác đóng MST hộ kinh doanh. MST trạng thái 03 tại
70
các Chi cục khác chưa hoàn thành thủ tục là hạn chế cho việc quản lý thuế tại nơi kinh doanh mới.
- Hộ kinh doanh vẫn đang trạng thái 03, 06 (NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký) tại cơ quan thuế khác nhưng đã sang Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng hoạt động nên không cập nhật được dữ liệu hộ mới vào TMS của Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng, phải quản lý thủ công ngoài bộ (có 17 trường hợp).
- Các quy định về kiểm tra, thanh tra chưa phù hợp, chưa hiệu quả; cơ quan thuế chưa phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm; ý thức trách nhiệm và năng lực của một số cán bộ còn kém; sự phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, chưa chủ động; công việc tư vấn, tuyên truyền chưa phát huy hết hiệu quả; trình độ tin học chưa cao, việc áp dụng quản lý thuế trên máy tính chưa đồng bộ.
- Việc triển khai thực hiện các quy trình quản lý, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước chưa phát huy được hiệu quả, nên nhiều trường hợp vẫn còn nộp chậm thuế làm cho việc thu ngân sách chậm, chưa nâng cao được ý thức tự giác
- Việc thực hiện các biện pháp quản lý ở một số bộ phận chưa được coi trọng đúng mức, chưa quản lý hết NNT. Việc quản lý, xác định doanh thu, chi phí còn yếu kém, cơ quan thuế chưa nắm được đầy đủ tình hình sản xuất, kinh doanh của một số NNT.
Hai là công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT: Việc tư vấn, tuyên truyền chưa
phát huy hết hiệu quả. Còn nhiều bộ phận người nộp thuế chưa tiếp cận được hết các nguồn thông tin, dẫn đến trong quá trình đăng ký thuế, kê khai thuế còn nhiều sai sót. Công việc tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế còn chưa bao quát được hết toàn bộ NNT, một số đối tượng còn bị bỏ sót. Chưa có tính sáng tạo, đổi mới trong công tác tuyên truyền, vẫn đi theo các hình thức tuyên truyền hỗ trợ truyền thống, nên nhiều NNT không có hứng thú tiếp thu nội dung thông tin mới.
71
Ba là công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế: Thông tin, cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp tại cơ quan thuế trên hệ thống quản lý thuế chưa thực sự chính xác. Cơ chế liên thông một cửa giữa cơ quan thuế với Sở Kế hoạch đầu tư hoạt động chưa thực sự thông suốt, dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đi vào hoạt động nhưng chậm đến cơ quan thuế đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định.
Bốn là công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế: Số thuế GTGT nợ
đọng còn cao, chưa thu hồi được hết. Không chỉ thuế GTGT nói riêng, mà các nguồn thuế phải thu khác trên địa bàn quận cũng đang gặp khó khăn trong việc thu hồi, đặc biệt là trong giai đoạn 2020, và 2021 sắp tới vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh càng chậm trễ trong quá trình nộp thuế, bổ sung thuế.
Năm là công tác miễn, giảm thuế, hoàn thuế: Xử lý miễn, giảm thuế, hoàn
thuế, quyết toán thuế GTGT còn chậm.
Việc xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng còn chậm và chưa nghiêm dẫn đến tình trạng chiếm dụng tiền thuế ngày càng tăng.
Một số trường hợp được hoàn thuế GTGT đã bị cơ quan thuế và công an phát hiện có sự gian lận nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm hoặc chỉ bị xử phạt nhẹ, không có tác dụng răn đe, giáo dục
Sáu là công tác kiểm tra: Kiểm tra, thanh tra chưa phù hợp, chưa hiệu quả.
Việc thanh tra, kiểm tra còn hạn chế và chậm. Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều thiếu sót, chưa rà soát được hết các sai phạm của NNT. Tuy số lượng các cuộc kiểm tra đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch nhưng chất lượng các cuộc kiểm tra chỉ đạt 90% so với kế hoạch được Cục Thuế giao, tỷ lệ số thu trên tổng số quyết định kiểm tra chưa cao. Việc cập nhật dữ liệu kết quả kiểm tra trên ứng dụng thanh, kiểm tra (iTNK, TTR) còn chưa kịp thời hoặc nhập chưa chính xác. Cán bộ thuế gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu thập thông tin và thực thi nhiệm vụ. Một số đơn vị còn chây ỳ, không nghiêm chỉnh chấp hành kết luận kiểm tra. Công tác kiểm
72
tra vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào sổ sách kế toán, định khoản nợ/có mà chưa gắn với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảy là tình trạng gian lận, trốn lậu thuế vẫn còn xảy ra: Tình trạng gian
lận, trốn lậu thuế vẫn còn xảy ra và ngày càng nghiêm trọng, tinh vi hơn, mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế của hệ thống thuế, sự non kém trong lĩnh vực quản lý và sự phức tạp trong các hoạt động KT-XH. Trong khi đó, kiểm tra, thanh tra cũng còn những mặt yếu kém, hạn chế, chưa thể phát hiện một cách đầy đủ, kịp thời các trường hợp vi phạm. Có những trường hợp khi phát hiện ra thì doanh nghiệp đã không còn tồn tại nữa, các đối tượng chịu trách nhiệm đã cao chạy xa bay, khi đó cơ quan thuế mới phát hiện ra sai phạm thì đã quá muộn.
Vẫn còn nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm luật thuế để gian lận trốn lậu thuế, một số doanh nghiệp chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, báo cáo quyết toán thuế chưa nghiêm, chưa đúng quy định. Việc sử dụng hoá đơn ở một số doanh nghiệp còn tuỳ tiện, kê khai chưa chính xác, việc hạch toán, kế toán báo cáo còn mang tính hình thức, đối phó, thậm chí kê khai không trung thực, gian lận để trốn thuế, thậm chí còn có tình trạng bán hoá đơn trắng cho khách hàng gây tổn thất rất lớn cho ngân sách Nhà nước, gây thiệt hại cho những doanh nghiệp chân chính.
Có trường hợp giám đốc, kế toán, thủ quỹ nhiều khi chỉ do một người nắm giữ, cho nên việc kiểm tra, thanh tra khó phát hiện các hành vi gian lận. Một số ít các doanh nghiệp nghỉ kinh doanh nhưng không báo cáo lên cơ quan thuế dẫn đến tình trạng để lưu lạc mã số thuế gây khó khăn cho việc quản lý hoặc có trường hợp báo nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh để trốn lậu thuế...Tuy nhiên lại xuất hiện thủ đoạn mới: một chủ doanh nghiệp cho ra đời nhiều công ty “ma” (có đăng ký kinh doanh, có mã số thuế nhưng không khai báo thuế) để đi mua hoá đơn (vẫn có đóng dấu lên hoá đơn). Một số doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã thành lập các công ty “ma”, các công ty này chuyên lập bảng kê mua hàng hoá sau đó xuất hoá đơn GTGT cho doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp khi xuất hàng sẽ được hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT đầu
73
vào và như vậy sau một công đoạn nữa doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.
Hiện nay, Chi cục đã tiến hành kiểm tra việc tồn tại của doanh nghiệp khi bán hoá đơn, hạn chế được phần nào tình trạng thành lập doanh nghiệp “ma”, nhưng không đáng kể vì sau khi bán hoá đơn chi cục không thể nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Mặc dù đã đạt được những thành tích nổi bật, được Cục thuế TP Hà Nội ghi nhận và khen thưởng nhưng quản lý thuế GTGT không thể tránh khỏi vẫn còn một số điểm hạn chế, yếu kém. Những hạn chế yếu kém còn tồn tại đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại một số nguyên nhân như sau:
*Các nguyên nhân chủ quan: Các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bộ máy quản lý chưa hiệu quả và chính từ những yếu tố chủ quan của con người. Những nguyên nhân chính này được trình bày thành 2 nhóm dưới đây.
Nhóm nguyên nhân xuất phát từ bộ máy quản lý:
- Việc triển khai thực hiện các quy trình quản lý, các văn bản hướng dẫn,
chỉ đạo của Nhà nước chưa phát huy được hiệu quả, nên nhiều trường hợp vẫn còn nộp chậm thuế làm cho việc thu ngân sách chậm, chưa nâng cao được ý thức tự giác.
- Việc thực hiện các biện pháp quản lý ở một số bộ phận chưa được coi trọng đúng mức, chưa quản lý hết NNT. Việc quản lý, xác định doanh thu, chi phí còn yếu kém, cơ quan thuế chưa nắm được đầy đủ tình hình sản xuất, kinh doanh của một số NNT.
- Sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa hiệu quả: Do việc ngân hàng phải đảm bảo bí mật về thông tin và quyền lợi của khách hàng nên sự phối hợp giữa cơ quan thuế và ngân hàng trong việc thực hiện cưỡng chế để đảm bảo thu đủ số tiền thuế vào ngân sách Nhà nước chưa thực hiện được. Do chưa kết nối hệ thống thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước nên sự phối hợp trong quản lý việc nộp thuế của các NNT chưa được tốt, chưa kịp thời. Việc phối
74
hợp trong việc quản lý đối tượng đăng ký kinh doanh còn yếu, có trường hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép kinh doanh nhưng doanh nghiệp chưa đến đăng ký nộp thuế mà cơ quan thuế vẫn không biết, cơ quan thuế không theo dõi được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đăng ký thuế nên có doanh nghiệp đã nghỉ kinh doanh nhưng cơ quan thuế vẫn không biết. Hay có trường hợp NNT chây ỳ, chưa nộp thuế vào Kho bạc nhưng cơ quan thuế chưa phát hiện kịp thời. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với Hải quan trong việc quản lý thuế GTGT đối với hàng hoá xuất- nhập khẩu còn hạn chế nên còn để xảy ra tình trạng NNT khai khống xuất- nhập khẩu hàng hóa để xin khấu trừ, hoàn thuế GTGT gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước.
- Trong công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế thì dữ liệu lịch sử thông tin đăng ký thuế của NNT không đầy đủ, không xác định địa bàn phường, không phân theo mã cán bộ, gây khó khăn trong quá trình phân công xử lý, cung cấp và đối chiếu hồ sơ NNT.
- Trong công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thuế do việc kiểm tra tại trụ sở
NNT còn thiếu sáng tạo, làm việc kiểu truyền thống chấm chứng từ, thiếu tìm hiểu mâu thuẫn trong hồ sơ, trong việc xác định rủi ro trọng yếu... dẫn đến chất lượng kiểm tra chưa đồng đều giữa các Đội, các Đoàn, chưa theo kịp nghiệp vụ phát sinh của DN trong khi các phương thức, thủ đoạn vi phạm pháp luật của người nộp thuế diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp.
- Kiểm tra, thanh tra hiện tại chỉ được thực hiện qua một khâu, các biên bản kiểm tra, thanh tra về thuế nếu không có khiếu nại, tố cáo thì hầu như không được phúc tra, nên dễ dẫn tới việc buông lỏng quản lý, bỏ sót nguồn thu hoặc tạo điều kiện cho một số cán bộ thông đồng với doanh nghiệp gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
- Việc phối hợp quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ của các doanh nghiệp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa có quy chế cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu nhanh, chính xác, hiệu quả để phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế GTGT. Việc triển khai kiểm tra, xác minh hoá đơn, đối chiếu chéo hoá đơn đã
75
có nhiều tiến bộ nhưng tiến độ còn chậm, thời gian kéo dài.Việc kiểm tra, thanh tra chưa phát huy được hết khả năng, chưa triệt để. Tình trạng gian lận thuế vẫn còn nhiều, tình trạng thất thu vẫn còn xảy ra. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm luật thuế để gian lận trốn thuế, một số doanh nghiệp chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, báo cáo quyết toán thuế chưa nghiêm, chưa đúng quy định. Việc sử dụng hoá đơn ở một số doanh nghiệp còn tuỳ tiện, kê khai chưa chính xác, việc hạch toán, kế toán báo cáo còn mang tính hình thức, đối phó, thậm chí kê khai không trung thực, gian lận để trốn thuế, thậm chí còn có tình trạng bán hoá đơn trắng cho khách hàng gây tổn thất rất lớn cho ngân sách Nhà nước, gây thiệt hại cho những doanh nghiệp chân chính, trong khi công tác kiểm tra, thanh tra chưa phát hiện kịp thời và triệt để.
-Tình trạng gian lận, trốn lậu thuế vẫn còn xảy ra và ngày càng nghiêm trọng, tinh vi hơn, mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế của hệ thống thuế, sự non kém trong lĩnh vực quản lý và sự phức tạp trong các hoạt động KT-XH. Trong khi đó, công tác kiểm tra, thanh tra cũng còn những mặt yếu kém, hạn chế, chưa thể phát hiện một cách đầy đủ, kịp thời các trường hợp vi phạm. Có những trường hợp khi phát hiện ra thì doanh nghiệp đã không còn tồn tại nữa, các đối tượng chịu trách nhiệm đã cao chạy xa bay.
Cơ quan thuế chưa phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế của hệ thống thuế, sự non kém trong lĩnh vực quản lý và sự phức tạp trong các hoạt động KT-XH. Trong khi đó, kiểm tra, thanh tra cũng còn những mặt yếu kém, hạn chế, chưa thể phát hiện một cách đầy đủ, kịp thời các trường hợp vi phạm. Có những trường hợp khi phát hiện ra thì doanh nghiệp đã không còn tồn tại nữa, các đối tượng chịu trách nhiệm đã cao chạy xa bay.
- Sự phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, chưa chủ động: Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành, các cấp chưa đồng bộ, như việc cấp giấy phép kinh doanh không gắn liền với việc kê khai đăng ký kinh
76
doanh, đăng ký nộp thuế của doanh nghiệp với cơ quan thuế gây khó khăn trong việc quản lý NNT.
- Quản lý ấn chỉ, hóa đơn, chứng từ chưa chặt chẽ: Việc triển khai kiểm tra, xác minh hoá đơn, đối chiếu chéo hoá đơn đã có nhiều tiến bộ nhưng tiến độ còn chậm, thời gian kéo dài. Sự phối hợp quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế (bộ phận ấn chỉ, các bộ phận quản lý thuế) chưa có quy chế cụ thể, chưa phát huy được hết khả năng của cơ quan.
Vẫn còn một số ít doanh nghiệp chấp hành chưa nghiêm chế độ hạch toán, kế toán, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ; việc thực hiện báo cáo quyết toán thuế, lập tờ khai thuế, tính thuế chưa thật tốt, đa số các doanh nghiệp làm kế