2020
3.3.3. Kiến nghị với ngành thuế
Cơ quan thuế các cấp là cơ quan thực thi chính sách thuế, việc hoàn thiện bộ máy tổ chức để hoạt động có hiệu quả là điều kiện để phát huy vai trò của mình, trên cơ sở thực hiện tốt các nội dung sau:
97
Đề xuất với Bộ tài chính và Tổng cục thuế: Xây dựng hệ thống quản lý thuế đồng bộ, xuyên suốt và tối ưu.
Đề xuất với Tổng cục thuế và Cục thuế Thành phố Hà Nội: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế; Hoàn thiện đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ công chức thuế về chuyên môn nghiệp vụ, bên cạnh việc giáo dục phẩm chất đạo đức.
Đề xuất với chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng: Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế về chính sách thuế GTGT. Chính sách thuế GTGT tuy không còn quá mới mẻ nhưng dẫu sao cũng là một chính sách thuế có tuổi đời ít ỏi so với các chính sách thuế khác, do đó vẫn đòi hỏi cần hoàn thiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế nói riêng và mọi người dân nói chung. Thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ sẽ giúp người nộp thuế thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với xã hội.
Từ những luận điểm trên, kiến nghị Cục Thuế những điều sau:
- Cần cải tiến hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS). Hiện nay hệ thống TMS đang hạch toán phạt chậm nộp của thuế sử dụng đất PNN vào tiểu mục 4944. Khi đóng MST kinh doanh không ràng buộc NNT phải hết nợ thuế sử dụng đất PNN nhưng lại bị ràng buộc tiền phạt chậm nộp của sắc thuế này, do vậy công tác đóng MST kinh doanh còn chậm trễ, khiến cho thông tin NNT không đồng bộ, gây ảnh hưởng đến việc quản lý các sắc thuế khác. Kiến nghị hệ thống hạch toán riêng tiền phạt chậm nộp của thuế sử dụng đất PNN sang một tiểu mục khác.
- Đề xuất Cục Thuế Thành phố Hà Nội hỗ trợ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết dứt điểm các trường hợp nợ tiền thuê đất chờ xử lý để đảm bảo việc thu NSNN theo quy định.
98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên thực trạng quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế quận Hai Bà Trưng, với những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại, trong chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với thực tế để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Những giải pháp tập trung vào cải tổ vấn đề nguồn nhân lực, bởi lẽ con người vẫn là nguồn gốc của mọi vấn đề. Bên cạnh đó, việc cải thiện hệ thống hạ tầng CNTT, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT cũng đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT. Công tác thanh tra kiểm tra sẽ phát hiện các sai sót, kiểm soát các vấn đề gian lận, trốn thuế, khiến công tác quản lý trở nên minh bạch hiệu quả.
99
KẾT LUẬN
Từ khi thực hiện Luật thuế GTGT đến nay, đã phát huy tác dụng tích cực trong việc khuyến khích phát triển kinh doanh; khuyến khích xuất khẩu và đầu tư; thúc đẩy hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp tạo nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước. Và qua thực hiện Luật Quản lý thuế, công tác quản lý thuế nói chung, quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội nói riêng đã có chuyển biến tích cực; ý thức của NNT trong việc kê khai, nộp thuế tự giác và kịp thời hơn, kết quả thu ngân sách chuyển biến tốt hơn. Đồng thời tác động toàn diện đối với cơ quan thuế từ tổ chức bộ máy, chức trách nhiệm vụ của cơ quan thế đến công tác quản lý thuế; quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch, nhằm nâng cao trách nhiệm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của NNT, tạo điều kiện cho NNT chấp hành tốt pháp luật thuế GTGT.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện vẫn còn không ít hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, từ cơ cấu tổ chức quản lý, cán bộ đến quy trình - thủ tục quản lý thuế. Những hạn chế này đã làm cho Luật thuế GTGT chưa được tuân thủ nghiêm ngặt, tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế còn phổ biến, ảnh hưởng lớn đến việc phát huy được tác dụng của công cụ thuế trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế và nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch thu Ngân sách Nhà nước.
Trong luận văn:“Quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế quận Hai Bà
Trưng - Thành phố Hà Nội”, đã tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng, chỉ
ra nguyên nhân và tìm ra giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn. Cụ thể, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau đây:
1. Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về quản lý thuế GTGT; phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng trong những năm vừa qua. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân và một số hạn chế ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT. Cụ thể là:
100
- Những hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức viên chức còn chưa đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hoá công tác quản lý thuế;
- Những tồn tại về chính sách thuế GTGT hiện hành; - Những hạn chế về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu NNT; - Những tồn tại trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế.
2. Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT trong thời gian tới. Các giải pháp chủ yếu đó là: Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, những giải pháp tăng cường giám sát tuân thủ luật thuế GTGT của NNT, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiến sĩ Phan Văn Thanh (2012), Giáo trình quản lý thuế, Đại học Bách
Khoa Hà Nội
2. Nguyễn Kim Chi (2011), Giáo trình nghiệp vụ thuế, NXB Thống kê.
3. Phan Huy Đường (2011), Quản lý nhà nước, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ.
5. Hà nội: Báo cáo Chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng từ 2017- 2019
6. Lê Thị Thanh Hà, Trần Thị Kỳ, Ngô Kim Phương (2007), Giáo trình thuế, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Đặng Thanh Huyền (2015), Luận văn quản lý thạc sĩ kinh tế: ''Quản lý thuế Gía trị gia tăng tại chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng”, Trường đại
học kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Phương Linh (2018), Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
9. Nguyễn Thị Thanh Vân (2010), Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, “Gian lận thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
10. Đoàn Văn Linh (2014), Luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”.
102
11. Võ Phan Hoàng Linh (2018), Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản
lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”,
Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
12. Nguyễn Thị Kim Ngọc (2020), Bài viết “Tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên”, Trường cao đẳng Công
thương miền Trung, đăng trên Tạp chí Công thương.
13. Cục Thuế TP. Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác các năm 2017 - 2010,
Tổng cục Thuế, Hà Nội.
14. Trần Nữ Hồng Dung (2020), Bài viết “Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi
cục Thuế huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”, Đại học Hà Tĩnh đăng trên Tạp chí
Tài chính.
15. Quốc hội (2008), Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (Luật
số13/2008/QH12)
16. Bộ Tài chính (2007) Quyết định số 78/2007/QĐBTC ban hành quy chế
hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế "một cửa"