Khái quát về Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Trang 49)

2020

2.1.2Khái quát về Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng

Năm 1990, hệ thống ngành thuế có nhiệm vụ quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước tất cả các loại thuế, phí và lệ phí của ngân sách nhà nước. Dưới tổng cục thuế ở thành phố trực thuộc trung ương là các cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế và dưới các cục thuế là các chi cục thuế. Đến nay chi cục thuế quận Hai Bà Trưng đã được xây dựng khang trang, hiện đại. Các phòng làm việc được trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại. Chi cục thuế có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá cao. Được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp của các ban, ngành chức năng liên quan, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên của chi cục và sự cố gắng chấp hành nghĩa

42

vụ thuế của các NNT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Góp phần vào công cuộc phát triển hệ thống ngành thuế và quản lý các sắc thuế.

* Chức năng, nhiệm vụ chi cục thuế quận Hai Bà Trưng

Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng được giao cho thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hướng dẫn, chỉ đạo quản lý thu ngân sách. Chi cục thuế có

nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và thu khác trên địa bàn theo đúng luật, pháp lệnh, các văn bản quy định, hướng dẫn của các cơ quan nhà nước cấp trên, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách được giao.

Thứ hai, tổ chức thu thuế, phí và lệ phí. Chi cục thuế cũng phải tổ chức

thu thuế, phí và lệ phí đối với các đối tượng do chi cục trực tiếp quản lý. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, lập hồ sơ xin miễn, giảm thuế, xin hoàn thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế. Nếu cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng thì phải có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo đúng quy trình đối với từng sắc thuế, áp dụng cho NNT theo quy định của tổng cục thuế. Tổ chức tính thuế, lập sổ bộ thuế, ấn định thuế, thông báo số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác. Đôn đốc các NNT nộp đầy đủ, kịp thời mọi khoản thuế và thu khác vào kho bạc Nhà nước. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc tính toán các khoản thuế và thu khác để kiểm tra, thanh tra việc kê khai đăng ký nộp thuế, quyết toán thuế, xin miễn, giảm thuế, hoàn thuế, quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ của NNT. Xem xét và đề nghị xét miễn, giảm thuế và các khoản thu khác thuộc thẩm quyền quy định của Nhà nước. Thực hiện thanh toán, quyết toán kết quả thu nộp thuế đến từng NNT. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách, chế độ thuế, kỷ luật thu nộp thuế đối với các NNT cũng như trong nội bộ ngành thuế ở địa phương trên cơ sở kiểm tra, kiểm soát sổ sách kế

43

toán, hoá đơn, chứng từ... có liên quan đến số thuế phải nộp và xử lý các vi phạm, các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.

Thứ ba, tổ chức kế toán, thống kê thuế. Chi cục thuế phải tổ chức công tác

kế toán thuế, kế toán ấn chỉ, kế toán hàng hoá tịch thu, tạm giữ một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Tổ chức thống kê các chỉ tiêu kinh tế và tình hình thu nộp thuế, lập báo cáo về tình hình, kết quả thu thuế và hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban thực hiện công tác kế toán, thống kê nói trên phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan thuế cấp trên, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan hữu quan. Chi cục thuế trực tiếp quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu của hệ thống thuế ở địa phương theo đúng các quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp của Tổng cục thuế.

Thứ tư, quản lý tình hình thực hiện kế hoạch của các phòng ban. Chi cục

thuế hướng dẫn, chỉ đạo các Chi cục thuế trực thuộc thực hiện xây dựng kế hoạch thu ngân sách trên cơ sở xây dựng, tổng hợp kế hoạch hàng tháng, quý, năm về thu thuế và thu khác trên địa bàn, báo cáo kế hoạch đó với UBND, Tổng cục thuế và Bộ Tài chính theo quy định. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên các phòng trong ban việc tổ chức công tác thu thuế và thu khác. Tổng kết đúc rút kinh nghiệm về các biện pháp tổ chức thu thuế. Phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch thu thuế và thu khác cho các phòng ban trực thuộc.

Thứ năm, phối hợp với các cơ quan hữu quan. Chi cục thuế phải tham gia

phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xét duyệt đăng ký kinh doanh, chủ động trong việc tổ chức đăng ký nộp thuế, lập danh bạ các cơ sở nộp thuế trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với phòng Tài chính quận Hai Bà Trưng trong việc xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách của địa phương...

Thứ sáu, nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ nhận thức về thuế, phí

và lệ phí cho nhân dân cũng như cho cán bộ ngành thuế. Chi cục thuế phải tổ chức bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Tổ chức công tác thi đua, tuyên truyền về công tác thuế ở địa phương. Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách thuế cho các NNT, các ngành, các cấp và toàn dân hiểu để

44

nâng cao hiểu biết về pháp luật thuế cũng như nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.

*Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế quận Hai Bà Trưng

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tổ chức các cơ quan thuế thành một hệ thống, bao gồm nhiều cấp. Hệ thống thuế có thể được tổ chức theo các mô hình: Mô hình theo sắc thuế, mô hình tổ chức theo nhóm Người nộp thuế, mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng, Mô hình kết hợp giữa các nguyên tắc quản lý thuế…

Ở Việt Nam, bởi cơ cấu nền kinh tế còn phức tạp, nhiều thành phần, trình độ quản lý chưa cao, do vậy mô mình quản lý thuế được kết hợp nhiều mô hình tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh.

Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế cấp tỉnh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của các Chi cục thuế được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 110/QĐ-BTC năm 2019 và chức năng nhiệm vụ cụ thể của mỗi đội tại Chi cục thuế được nêu đầy đủ tại QĐ số 245/QĐ-TCT.

45

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng CHI CỤC TRƯỞNG

CHI CỤC PHÓ CHI CỤC PHÓ

 Đội Quản lý thuế phường/liên phường.  Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế.

 Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đội Kiểm tra nội bộ.  Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế.  Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ. - Đội Trước bạ và thu khác.

- Đội Kiểm tra thuế. - Đội Trước bạ và thu khác.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Với người đứng đầu là Chi cục trưởng và sau đó là 02 Chi cục phó thì cơ cấu chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng được tổ chức các Đội sau:

- Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế. - Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học. - Đội Kiểm tra nội bộ.

- Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế.

- Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế. - Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ. - Đội Trước bạ và thu khác.

- Đội Kiểm tra thuế.

46

2.2. Thực trạng thu thuế GTGT tại Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội Hà Nội

Trong các năm vừa qua, thành phố Hà Nội với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, nguồn thu ngân sách từ thuế có sự gia tăng đáng kể. Đóng góp vào thành tích đó, Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng cũng đã nỗ lực không ngừng để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, phục vụ cho những mục tiêu phát triển chung. Xét riêng về thuế GTGT, trong các năm vừa qua, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng số hộ được quản lý thu thuế ngày càng tăng, tình trạng chây ỳ, lười nộp thuế đã giảm, do vậy số thuế mà chi cục được giao nhiệm vụ phải thu cũng tăng lên, trong đố tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ hoàn thành chỉ tiêu liên tục được đánh giá tốt.

*Về tình hình biến động các DN, hộ kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng:

Trước hết để nắm rõ được tình hình thu thuế GTGT, cần tìm hiểu tổng quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên đại bàn quận. Để nắm được sự biến động số lượng các DN, hộ kinh doanh trong các năm vừa qua, ta theo dõi bảng sau:

Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng

Đơn vị tính: tỉ đồng

Nội dung 2017 2018 2019 2020

Số DN, tổ chức kinh

doanh đang hoạt động 9,698 9,466 9,482

9,532

Số DN mới thành lập 1,447 1,287 1,251 1,249

Số DN chuyển đến 233 261 293 395

Số DN chuyển đi 879 818 549 497

Số DN giải thể 166 163 344 926

Nguồn: Chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng

Quan sát bảng trên ta thấy số lượng doanh nghiệp và các hộ kinh doanh qua các năm không có biến động nhiều, năm 2017 với số lượng các doanh nghiệp lớn

47

nhưng giảm dần đến năm 2019. Mặc dù năm 2020 với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và lệnh giãn cách xã hội trong thời gian dài nhưng số doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn vẫn gia tăng (mặc dù không đáng kể). Để lý giải điều này có thể kể đến: số lượng các doanh nghiệp chuyển đi ít, số doanh nghiệp chuyển đến lại nhiều, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên đại bàn mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn gắng gượng vượt qua để tồn tại.

Quay lại bảng số liệu, ta có thể nhận thấy từ 2017 đến 2019 tổng số lượng các DN đóng cửa giải thể và số DN chuyển đi luôn luôn ít hơn số DN mới thành lập và chuyển đến trên địa bàn quận. Điều này có thể giải thích một phần số thuế GTGT năm sau thu được nhiều hơn năm trước. Chủ yếu các doanh nhiệp trên địa bàn quận Hai Bà Trưng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, còn các hộ kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Nhưng đến năm 2020, số doanh nghiệp giải thể, bỏ trốn tăng lên một cách chóng mặt. Điều này được lý giải bởi tình hình dịch Covid-19 diễn ra với lệnh giãn cách dài, mọi hoạt động kinh tế xã hội bị ngưng trệ, dẫn đến số doanh nghiệp giải thể tăng đột biến so với các năm trước.

Năm 2019, với số lượng doanh nghiệp giải thể cao gấp đôi so với 2 năm trước đó và sang năm 2020 là gấp khoảng 3 lần so với 2019. Đây cũng là một khó khăn với Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng và đúng như dự đoán khi tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, số DN giải thể 2020 có thể còn cao hơn trước. Chi cục đã thường xuyên phối hợp rà soát công tác quản lý hộ với cơ quan thống kê, phòng tài chính và hội đồng tư vấn thuế các phường và cũng đã quan tâm việc rà soát các hộ kinh doanh cho thuê tài sản, đặc biệt việc rà soát các biến động của doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp mới chuyển đến có phát sinh thuê trụ sở.

*Về ý thức NNT: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý thức của NNT trong việc khai thuế, nộp thuế chủ động hơn, kịp thời hơn, chính xác hơn, tỷ lệ vi phạm pháp luật về thuế thấp. Nhiều tổ chức, cá nhân

48

đã chấp hành và hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đã được tôn vinh.Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn những NNT chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

*Về tình hình kê khai thuế GTGT:

Trong các năm qua, tình hình theo dõi, đôn đốc kê khai thuế của Chi cục cũng thu được những thành tích đáng kể.

Bảng 4: Tình hình nộp tờ khai thuế GTGT tại Chi cục thuế Q. Hai Bà Trưng

Đơn vị tính: tờ khai Năm Kỳ Số TK phải nộp Số TK đã nộp Đã nộp đúng hạn Tỷ lệ nộp TK Tỷ lệ nộp đúng hạn Tỷ lệ PS dương 2017 Tháng 4,701 4,701 4,699 100% 100% 32,5% Qúy 30,105 30,072 30,056 99,9% 99% 27% 2018 Tháng 5,104 5,104 5,040 100% 99% 33% Quý 31,747 31,490 30,203 99% 96% 25% 2019 Tháng 4.237 4.237 4,201 100% 99% 32,8% Qúy 29.987 29.943 29,102 99,9% 97% 26,5% 2020 Tháng 4,325 4,325 4,325 100% 100% 34% Qúy 28,293 27,943 27,935 98,8% 98,8% 25,5%

Nguồn: Chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng

Theo dõi bảng trên, ta có thể thấy về kỳ tháng và quý số lượng NNT nộp tờ khai và nộp đúng hạn luôn gần như tuyệt đối, tỷ lệ phát sinh dương cao. Điều này thể hiện nỗ lực của các cán bộ Chi cục thuế Hai Bà Trưng, ý thức của NNT ngày càng cao.

Định kỳ ngày 15 hàng tháng và ngày 25 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Chi cục gửi thư nhắc nộp. Từ sau ngày 20 và ngày 30, thực hiện gửi thông báo đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế lần 1, lần 2 theo quy trình và thực hiện gửi Phiếu yêu cầu xử lý đối với các trường hợp không thực hiện nộp hồ sơ khai thuế để đội Kiểm tra thực hiện kiểm tra sự tồn tại và ban hành thông báo NNT không tồn tại tại địa chỉ đăng ký. Ngoài ra, định kỳ hàng tháng sau ngày 30, Chi cục

49

thực hiện rà soát và gửi thông báo đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế bổ sung đối với các trường hợp doanh nghiệp thay đổi thông tin đăng ký thuế trong kỳ (hết hạn ngừng nghỉ, chuyển đến) đảm bảo 100% việc nộp hồ sơ khai thuế.

Đối với các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế đều được xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định.

Đối với các đơn vị tạm ngừng kinh doanh có sử dụng hóa đơn, trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông tin từ sở Kế hoạch Đầu tư, Chi cục thực hiện ban hành thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng trong thời gian ngừng nghỉ.

Bảng 5: Kết quả thực hiện dự toán Thuế GTGT Chi cục thuế Q. Hai Bà Trưng

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Dự toán Thực hiện % Hoàn thành

chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng 2017 1,551,000 1,813,560 116.9% 101% 2018 1,630,000 1,815,190 111.3% 100.15 2019 1,690,000 1,932,150 114.3% 106.4% 2020 1,740,726 1,768,026 101.5% 91.5%

Nguồn: Chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng

Để thấy được kết quả thu thuế GTGT trong giai đoạn năm 2017-2018, theo dõi bảng trên ta có thể rút ra Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng đã hoàn thành tốt và vượt mức kế hoạch thu thuế GTGT đặc biệt là năm 2017 và 2019. Trong hai năm 2017 và 2018 kế hoạch và thực hiện thu thuế GTGT trên địa bàn quận có mức tăng trưởng đều khoảng 11-16% mỗi năm. Sang đến 2019, chi cục đã thu vượt mức thuế GTGT so với kế hoạch là 242 tỉ đồng tương ứng tăng 14,3% so với kế hoạch và có tốc độ tăng 106% so với năm 2018. Đối với năm 2019, đây là một con số ấn tượng mà Chi cục thuế đã đạt được, trong đó cụ thể:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Trang 49)