5. Kết cấu đề tài
1.5.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh là nhân tố đầu tiên phải kể đến khi nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nhân lực. Tình hình nền kinh tế bị suy thoái hoặc có sự bất ổn có chiều hướng xấu thì trong hoàn cảnh này doanh nghiệp vẫn cần phải duy trì nguồn lao động có trình độ và lành nghề, và mặt khác
phải có chiến lược cắt giảm chi phí lao động như giảm giờ làm, quyết định cho nhân viên nghỉ hoặc tạm nghỉ việc.
Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì doanh nghiệp lại có nhu cầu mở rộng sản xuất để phát triển hơn, việc này cũng thúc đẩy việc tăng cường công tác đào tạo người lao động, tuyển dụng thêm lao động lành nghề, có trình độ. Vì vậy DN cũng cần có chính sách tăng lương thưởng để thu hút người tài, tạo sự gắn bó làm việc và cải thiện các điều kiện làm việc.
- Lực lượng lao động, dân số: ở nước ta, phụ nữ chiếm khoảng 52% lực lượng lao động xã hội. Lao động nữ tham gia sôi nổi các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế. Điều này đã tạo nên số lượng lao động nữ đi làm đông hơn lao động nam vì vậy rất ảnh hưởng đến DN nếu xét về phương diện như nghỉ thai sản và bị chi phối về việc chăm sóc con cái.
- Luật pháp: Luật pháp ảnh hưởng nhiều đến công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty. Ở Việt Nam, Luật lao động được ban hành nhằm quản lý, chi phối mối quan hệ lao động trong tất cả các doanh nghiệp nhà nước và các hình thức sở hữu khác.
- Nền văn hóa – xã hội: nền văn hóa - xã hội có tầm ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị NNL. Nếu trong một quốc gia có phân hóa nhiều giai cấp thì giá trị xã hội sẽ không bắt kịp với sự phát triển, đổi mới của thời đại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển nhân tài trong các tổ chức.
Cấu trúc của công ty cũng sẽ có sự ảnh hưởng, thay đổi bởi các hoạt động trong xã hội. Ở các nước phát triển thì lực lượng lao động đã phân hóa chuyển đổi dần từ ngành sản xuất, cung cấp hàng hóa sang làm ngành dịch vụ như ngành truyền thông, giao thông và các dịch vụ kinh doanh khác..
- Đối thủ cạnh tranh: trong môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng cạnh tranh về thị trường, sản phẩm mà còn thêm một yếu tố quan trọng là cạnh tranh về nguồn nhân lực. Bởi vì nhân lực là cốt lõi tạo ra lợi thế cạnh
tranh của một doanh nghiệp mà môi trường ngày nay đầy những cạnh tranh và thử thách, Vì vậy để tồn tại và phát triển, thì doanh nghiệp phải có hướng quản trị nguồn nhân lực một cách thật hiệu quả.
Từ những yếu tố trên, ta có thể thấy các doanh nghiệp muốn quản lý tốt nguồn nhân lực thì cần phải có năng lực lãnh đạo, đưa ra các chính sách nhân lực phù hợp như: luân chuyển đề bạt, tăng lương thưởng hợp lý, tạo ra không khí làm việc gắn bó, giữ chân người tài, kỷ luật nghiêm minh, phải biết cách cải tiến các chế độ phúc lợi và môi trường làm việc.
- Tiến bộ khoa học công nghệ - kỹ thuật: Việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp diễn ra trên thế giới cũng chính là vì sự tiến bộ của khoa học công nghệ - kỹ thuật. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn chú trọng không ngừng nâng cao, cải tiến khoa học công nghệ - kỹ thuật để tăng giá trị, chất lượng hoặc giảm giá thành sản phẩm.
- Khách hàng: mục tiêu của các doanh nghiệp hướng đến để thành lập, tồn tại và phát triển chính là yếu tố đầu ra là nền khách hàng sử dụng sản phẩm - dịch vụ. Chính vì vậy mà doanh số bán hàng có yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. Các nhà quản trị phải luôn giám sát, đảm bảo người lao động sản xuất hàng hóa và dịch vụ phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Đặc biệt, khách hàng luôn xem chất lượng hàng hóa - dịch vụ là đứng đầu. Với vai trò nhà quản trị cần phải làm tư tưởng cho nhân viên hiểu được khách hàng chính là sự tồn tại, sống còn của doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp không còn tồn tại thì sẽ ảnh hưởng đến tài chính, thu nhập cá nhân, thất nghiệp và mất cơ hội... Muốn
người lao động hiểu rõ và cống hiến thì nhà quản trị phải biết quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả, kết hợp các yếu tố lương thưởng, phúc lợi, thăng chức, sắp xếp, đề bạt chức vụ, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhân viên.