Chất lượng nông sản: bất kì mặt hàng nào xuất khẩu ra thị trường thế giới đều đặt vấn đề về chất lượng lên hàng đầu vì chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng, là yếu tố quan trọng để công ty tồn tại và cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa, chất lượng có đảm bảo mới tạo được uy tín đối với việc xuất khẩu nông sản, công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm và các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu trong tất cả các tiêu chí xuất khẩu. Mặt khác, so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì một số tiêu chuẩn mà công ty chưa đạt được và đang trong quá trình cải thiện ở khâu thu mua, sản xuất để nâng cao chất lượng tốt nhất đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Sức ép giá cả: xuất phát từ quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu làm giá thành cao mà chất lượng sản phẩm thấp. Sức ép về giá là một trong những vấn đề mà công ty phải đương đầu khi tham gia vào các thị trường lớn, đặc biệt từ các đối thủ khổng lồ như Trung Quốc, Indonesia. Thế nhưng, không phải ép giá là bán giá thấp nhất là trong tình hình có nhiều đối thủ đưa ra những mức giá vô cùng ưu đãi như hiện nay. Đồng thời do giá nguyên liệu tăng cao nên giá bán sản phẩm trên thị trường kém sức cạnh tranh. Hơn nữa, do đặc điểm của ngành nông sản là phức tạp, thời gian tạo ra sản phẩm lâu, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, mùa vụ vì thế chi phí sản xuất tăng và đẩy mạnh giá thành sản phẩm lên cao.
Cạnh tranh gay gắt: cạnh tranh là bản chất vốn có của nền kinh tế thị trường, khi nền kinh tế càng phát triển thì cạnh tranh càng khốc liệt. Công ty đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, để nâng cao khả năng cạnh tranh giúp công ty ngày càng phát triển bền vững thì cần sự nỗ lực không ngừng biết tận
dụng những cơ hội và tiềm năng sẵn có đồng thời phải có những giải pháp và hướng đi đúng đắn.
Thị trường và thương hiệu: xây dựng thương hiệu đang là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao vị thế của ngành nông sản trên thị trường quốc tế. Cũng như các loại mặt hàng nông sản khác, phần lớn công ty xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới nhưng không có nhãn hiệu nên ít được biết đến. Chính vì vậy công ty cần quan tâm đầu tư xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm của mình. Thương hiệu sẽ mang lại cho công ty thêm nhiều lợi nhuận bán sản phẩm và hơn thế nữa tạo ra một thị trường tương đối ổn định. Với các thương hiệu khác nhau, công ty có thể phân biệt sản phẩm của mình qua hình ảnh và hương vị tránh cạnh tranh đơn thuần về giá. Sức mạnh thương hiệu cho phép công ty có thêm nhiều đòn bẩy thương lượng với khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
Rào cản thương mại: các nước nhập khẩu ngày càng gia tăng bảo hộ hàng hoá nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và kiểm dịch thực vật, yêu cầu truy xuất nguồn gốc đòi hỏi công ty phải thay đổi từ phương thức sản xuất, thói quen giao dịch đến cách tiếp cận thị trường đã hình thành từ lâu. Những rào cản này sẽ làm giảm đáng kể những nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản của công ty.
Từ những yếu tố phân tích trên xây dựng được mô hình ma trận SWOT cho Công ty CPTM dịch vụ Công nghệ Tiến Đức như sau:
Bảng 2.6. Ma trận SWOT của công ty
SWOT
Cơ hội (O)
- Mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Nhu cầu khách - S4+O2: Chiến lược nghiên - W4+O1+O5: Chiến lược xúc quốc tế sử dùng
mặt hàng nông sản ngày càng cao. - Nhà nước và cơ quan chuyên ngành
luôn quan tâm
có chính sách
trợ cho ngành nông sản.
- Có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại. - Các sản phẩm nông sản được khách hàng quốc tế ưa chuộng.
Thách thức (T) - sản yêu cầu chuẩn cao. - Cạnh tranh gắt - Sức ép giá cả - Thị trường thương hiệu - Rào
mại ảnh hưởng đến
thị trường
khẩu.