Đối với Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty cổ phần thương mại dịch vụ công nghệ tiến đức (Trang 73 - 78)

Bộ Công thương cần xem xét điều chỉnh một số chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tế tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp. Những chính sách về mặt hàng xuất khẩu phải được ổn định hằng năm để làm cơ sở cho doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu nông sản được thuận lợi.

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, trước tiên Bộ công thương phải tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, hàng hoá của nền kinh tế. Đặc biệt thông qua các khuôn khổ hội nhập mà Việt Nam đang đàm phán một cách tích cực như CPTPP, FTA, liên minh thuế quan…Phải cân nhắc và tính toán một cách thiết thực để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc mở cửa thị trường. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thương hiệu sản phẩm tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài.

Cần đẩy nhanh việc xử lý các hồ sơ, giấy tờ, các thủ tục có liên quan để các doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết các vấn đề xuất khẩu hàng hoá.

Cần có những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn đồng thời tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp tận dụng các ưu đãi trong hiệp định Thương mại tự do nhằm duy trì tối đa việc xuất khẩu nông sản, cố gắng giảm thiếu khó khăn cho doanh nghiệp. Tổ chức hội thảo cung cấp các thông tin về các FTA đã ký kết giúp các doanh nghiệp kịp nắm bắt thông tin, hiểu hơn về các cơ hội từ FTA có thể tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu.

Tích cực chủ động kết nối, phát triển các kênh phân phối sản phẩm ra thị trường nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt là đối với các loại nông sản trong thời gian gần đây. Đàm phán và hỗ trợ mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng nông sản vào các thị trường tiềm năng. Đồng thời triển khai các giải pháp quyết liệt để ứng phó tháo gỡ vướng mắc về thị trường.

Theo dõi sát sao tình hình xuất khẩu để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu. Chủ động hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực xuất khẩu nông sản (quế, hoa hồi, hồ tiêu, hạt điều…) và mở rộng xuất khẩu.

Tích cực, chủ động nắm bắt tình hình áp dụng các rào cản kỹ thuật, biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu để đấu tranh có hiệu quả trong việc mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của các doanh nghiệp. Đồng thời, tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nông sản.

Đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như nông sản, tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối các doanh nghiệp, hiệp hội tại các quốc gia.

Cập nhập tình hình diễn biến giá cả, những biến động của thị trường để kịp thời thông báo, phổ biến hướng dẫn các doanh nghiệp để định hướng tổ chức kế hoạch sản xuất xuất khẩu mặt hàng nông sản, kịp thời chuẩn bị, ứng phó với những biến động của thị trường.

Kết luận chương 3

Để việc xuất khẩu mặt hàng nông sản của Công ty ngày một phát triển hơn nữa cần phải có mục tiêu, định hướng rõ ràng và cụ thể. Từ đó mới có thể làm tiền đề xây dựng những phương án kinh doanh có hiệu quả nhất, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu như nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó cần kiến nghị với các Hiệp hội nông sản và Bộ Công Thương trong việc giảm bớt các thủ tục rườm rà phức tạp, xử lý nhanh chóng những thắc mắc của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau. Góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản sang các thị trường quốc tế, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, yêu cầu khắt khe của những thị trường tiềm năng mà công ty hướng tới.

KẾT LUẬN

Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn hòa mình vào tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, muốn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế sẽ không thể tách rời xuất khẩu. Trong nền kinh tế quốc dân xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, làm đa dạng hóa mặt hàng, tạo động lực để phát triển sản xuất trong nước đồng thời sẽ tạo ra sự cân đối cho nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu.

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích đặc điểm, vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản dựa trên cơ sở lý thuyết kết hợp thực trạng xuất khẩu mặt hàng này của công ty trong giai đoạn 2018-2020 đã có cái nhìn chân thực về nhu cầu thị trường và tiềm năng phát triển mặt hàng nông sản. Qua chiến lược phát triển của công ty, hàng nông sản đã và đang là một thế mạnh giúp đưa nước ta gây dựng nền tảng để vun đắp cho những mục tiêu trong tương lai. Trong số các mặt hàng nông sản thì quế, hoa hồi, hồ tiêu, hạt điều là một trong những mặt hàng có tiềm năng phát triển. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là quốc gia có nét văn hoá đặc trưng tại khu vực Châu Á- Ấn Độ. Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam là sự cạnh tranh gay gắt của những công ty xuất khẩu từ Trung Quốc, Indonesia. Công ty CPTM dịch vụ Công nghệ Tiến Đức với tư cách là doanh nghiệp xuất khẩu quế, hồi lớn ở Việt Nam cũng có những tham vọng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trên các thị trường lớn. Hy vọng rằng trong thời gian không xa, công ty sẽ trở thành một công ty lớn mạnh, là đối tác tin cậy của nhiều công ty xuất khẩu lớn trên thị trường thế giới.

Qua phân tích tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty CPTM dịch vụ Công nghệ Tiến Đức cho thấy trong thời gian qua, công ty phải đương đầu với thị trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt. Nhưng công ty đã có những nỗ lực và thu được nhiều thành công như bước đầu đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng có đòi hỏi cao như EU, Mỹ, Hàn Quốc… Bên cạnh những thành công thì công ty đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi cần có những chiến lược và giải pháp phù hợp để phát triển hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các văn bản hành chính nhà nước

1. Quốc hội (2005), Luật thương mại Việt Nam, Công báo Chính phủ

2. Chính phủ (2006), Nghị định số 12/2006/NĐ-CP về hoạt động

mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài, Công báo Chính phủ.

B. Các tài liệu sách, báo

3. Phòng kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty

CPTM dịch vụ công nghệ Tiến Đức năm 2018, 2019, 2020.

4. Phòng xuất nhập khẩu, Tổng hợp sản lượng sản xuất, xuất khẩu

nông sản của công ty năm 2018, 2019, 2020.

5. Đại học Kinh tế quốc dân, Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu.

6. Đỗ Đức Bình (2012), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

7. Ngô Thị Mỹ (2016), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất

khẩu một số nông sản của Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp.

8. Vũ Thuỳ Linh (2020), “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng

nông sản của Việt Nam sang thị trường EU”, Luận văn tốt nghiệp APD.

9. Trần Thị Phương Thảo (2019), “Xuất khẩu sản phẩm bao bì giấy

của công ty TNHH bao bì quốc tế B&B: Thực trạng và giải pháp”, Luận văn

tốt nghiệp APD.

10. Hồ Ngọc Diễm (2011), “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất

khẩu của Công ty Cổ phần gốm sứ Đồng Tâm” , Luận văn tốt nghiệp trường

Đại học Lạc Hồng.

C. Các tài liệu từ trang thông tin trên mạng

11. Công ty CPTM dịch vụ Công nghệ Tiến Đức,

http://www.tienducjsc.com

12. “Xuất khẩu nông sản, các hình thức xuất khẩu nông sản và đặc điểm của xuất khẩu nông sản”, Dân kinh tế, http://www.dankinhte.vn/xuat-khau-

nong-san- cac-hinh-thuc-xuat-khau-nong-san-va-dac-diem-cua-xuat-khau-nong-

san/

13. “CPTPP và Thị trường Canada: Cam kết về thuế quan của Canada cho hàng hoá của Việt Nam”, Trung tâm WTO,

https://trungtamwto.vn/chuyen- de/17546-cptpp-va-thi-truong-canada-cam- ket-ve-thue-quan-cua-canada- cho-hang-hoa-cua-viet-nam, [26/04/2021]

14. Phạm Tuyên (2019), “Hiệp định EVFTA và IPA: Việt Nam và EU

cam kết những gì?”, Bộ Công Thương Việt Nam, https://moit.gov.vn/tin- tuc/70- nam-nganh-cong-thuong/hiep-dinh-evfta-va-ipa-viet-nam-va-eu-cam-

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty cổ phần thương mại dịch vụ công nghệ tiến đức (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w