Kho thành phẩm

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả gồm hai mặt hàng đồ hộp măng tây tự nhiên. năng suất 6 tấn nguyên liệu/ngày, bột cam, năng suất 6 tấn sản phẩm/ngày (Trang 143)

Kho dùng để chứa sản phẩm trong vòng 7 ngày.

7.2.3.1. Kho chứa sản phẩm đồ hộp măng tây tự nhiên

Năng suất số hộp đồ hộp măng tây thành phẩm là 465,79 (kg/h) [Bảng 4.8] ≈ 1165 (hộp/h).

Vậy số hộp măng tây thành phẩm trong 1 ngày là: 938 × 16 = 18640 (hộp). Năng suất trong 7 ngày: 18640 × 7 = 130480 (hộp).

Tiêu chuẩn xếp hộp đã xếp thùng trong kho: 3 túp/m2 tương đương 3000 hộp, xếp cao 3m.

Diện tích xếp hộp: S2 = 130480 = 14,5 (m2)

3000×3

Lối đi và cột chiếm 30% diện tích đã chiếm chỗ: Flđ = 0,3 × 14,5 = 4,35 (m2) Tổng diện tích kho chứa đồ hộp măng tây: Fkho măng = 14,5 + 4,35 = 18,85 (m2).

7.2.3.2. Kho chứa sản phẩm bột cam

Mỗi ngày sản xuất được: 6000(kg/ngày). Lượng bột cam sản xuất ra trong 7 ngày:

Ncam7ngày = 6000 × 7 = 42000 (kg/ngày)

Khối lượng tịnh của mỗi gói sản phẩm là: 200g, bao bì sản phẩm được chứa trong thùng carton, mỗi thùng chứa 20 gói sản phẩm.

Lượng gói sản phẩm sản xuất ra trong 7 ngày: Ngói = 42000 = 210000 (gói).

0,2

Lượng thùng sản phẩm sản xuất ra trong 7 ngày: Nthùng = 210000 =10500 (thùng).

20

Kích thước thùng carton: 420 × 250 × 160 (mm). Diện tích chiếm chỗ mỗi thùng: Fthùng = 0,420 × 0,250 = 0,105 (m2)

Thùng được được xếp thành cột, mỗi cột gồm 20 thùng chồng lên nhau. Diện tích phần kho chứa thùng bột cam sấy: Fkho = Ncột × Fthùng × a × (1+0,3)

Trong đó:

Ncột: số cột cần sắp xếp trong 7 ngày lưu kho, Ncột= 10500 = 525 (cột).

20

Fthùng: diện tích chiếm chổ mỗi cột, Fthùng = 0,105 m2. a: hệ số tính đến khoảng cách giữa các hàng, chọn a = 1,1. Cột và lối đi chiếm 30% diện tích đã chiếm chỗ.

Vậy tổng diện tích kho chứa sản phẩm bột cam:

Fkho cam = 525 × 0,105 × 1,1 × (1+0,3) = 78,83 (m2)

7.2.3.3. Tổng diện tích kho chứa sản phẩm

Stp = 18,85 + 78,83 = 97,68 (m2)

Vậy chọn kích thước kho sản phẩm: dài × rộng × cao = 10 × 10 × 6 (m), diện tích: 100 (m2).

7.2.4. Kho chứa bao bì và nguyên vật liệu phụ 7.2.4.1. Hộp sắt tây (No13)

Lượng hộp No13 cần cho sản xuất: 19024 (hộp/ngày) [Mục 4.2.2.13]. Lượng hộp cần cho 10 ngày sản xuất: N10hộp = 19024 × 10 = 190240 (hộp)

Tiêu chuẩn xếp hộp: 3500 (hộp/m2) xếp cao 3m. Diện tích chứa hộp: Sh = 190240 = 18,12 (m2)

3500×3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.2.4.2. Bao bì PE

Bao bì PE có kích thước nhỏ gọn, kho lưu trữ bao bì cho 10 ngày sản xuất. Chọn diện tích chứa bao bì PE là 4 (m2).

7.2.4.3. Nguyên liệu phụ và hóa chất a. Muối

Lượng muối cần cho sản xuất: 35,04 (kg/ngày) [Bảng 4.8]. Lượng muối cần cho 15 ngày: m15muối = 35,04 × 15 = 525,6(kg) Xếp muối theo tiêu chuẩn 2000 kg/m2.

Diện tích chứa muối: Smuối = 525,6 = 0,26 (m2).

2000

Lượng acid citric cần cho sản xuất: 7,04 (kg/ngày) [Bảng 4.8]. Lượng acid cần cho 15 ngày: m15acid = 7,04 × 15 = 105,6 (kg) Tiêu chuẩn xếp kho acid citric: 2000 kg/m2.

Diện tích chứa acid: Sacid = 105,6 = 0,05 (m2)

2000

c. Vitamin C

Lượng vitamin C cần cho sản xuất: 2,4 (kg/ngày) [Bảng 4.8]. Lượng vitamin C cần cho 15 ngày: m15vtm = 2,4 × 15 = 36 (kg) Tiêu chuẩn xếp kho vitamin C: 2000 kg/m2.

Diện tích chứa vitamin C: Svtm = 36

2000 = 0,02 (m2)

d. CaCl2

Lượng CaCl2 cần mỗi giờ: 0,32 (kg/h) [ Bảng 4.8]. Lượng CaCl2 cần mỗi ngày: 5,12 (kg/ngày)

Vậy lượng CaCl2 cần cho 15 ngày là: m15CaCl2 = 5,12 × 15 = 76,8 (kg/ngày)

Giả sử mỗi bao 25kg và mỗi m2 chứa được 4 bao thì diện tích kho cần để chứa hóa chất CaCl2 là: SCaCl2 = 76,8

25×4= 0,77 (m2).

7.2.4.4. Tổng diện tích kho chứa bao bì và nguyên vật liệu phụ

Ta có lối đi chiếm

Sbb= (18,12 + 4 + 0,26 + 0,05 + 0,02 + 0,77) × (1+ 0,3) = 30,19 (m2)

Vậy chọn kích thước kho sản phẩm: dài × rộng × cao = 6,2 × 5 × 6 (m), diện tích: 31 (m2).

7.2.5. Nhà vệ sinh

Nhà được bố trí ở cuối hướng gió và được chia ngăn ra nhiều phòng dành cho nam, nữ: phòng vệ sinh nam, phòng tắm nam, phòng thay áo quần nam, phòng vệ sinh nữ, phòng tắm nữ, phòng thay áo quần nữ, phòng giặt là, khu vực rửa.

Nhà vệ sinh tính cho 60% số công nhân ca đông nhất trong nhà máy: Np1 = 98 × 0,6 = 59 (người/ca).

Trong nhà máy thực phẩm công nhân nữ chiếm đa số và thường chiếm tỉ lệ 70%, nam chiếm 30%:

Số công nhân nam: 59 × 30% ≈ 18 (người). Số công nhân nữ: 59 × 70% ≈ 41 (người).

7.2.5.1.Các phòng dành riêng cho nam

+ Phòng thay áo quần: chọn 0,2 (m2/người) Diện tích: 0,2 × 18 = 3,6 (m2).

Chọn 3 phòng, kích thước mỗi phòng 0,9  0,9 (m) Tổng diện tích: 3 × 0,9 × 0,9 = 2,43 (m2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phòng vệ sinh: chọn 2 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2 × 0,9 (m) Tổng diện tích: 2 × 1,2 × 0,9 = 2,16 (m2).

Vậy tổng diện tích các phòng dành riêng cho nam là: 3,6 + 2,43 + 2,16 = 8,19 (m2).

7.2.5.2.Các phòng dành riêng cho nữ

+ Phòng thay áo quần: chọn 0,2 m2 /người Diện tích: 0,2 × 41 = 8,2 (m2).

+ Nhà tắm: chọn 6 người/vòi tắm.

Chọn 7 phòng, kích thước mỗi phòng 0,9 × 0,9 (m). Tổng diện tích: 7 × 0,9 × 0,9 = 5,67 (m2).

+ Phòng vệ sinh: chọn 4 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2 × 0,9 (m). Tổng diện tích: 4 × 1,2 × 0,9 = 4,32(m2).

Vậy tổng diện tích các phòng dành riêng cho nữ là: 8,2 + 5,67 + 4,32 = 18,49 (m2).

7.2.5.3.Phòng giặt là

Chọn kích thước phòng: 3 x 3 x 3 (m). Diện tích phòng: 3 × 3 = 9 (m2).

7.2.5.4.Khu vực rửa

Tính cho 20 công nhân/1 chậu rửa. Số chậu rửa: 59/20 = 2,95. Chọn 3 chậu.

7.2.5.5.Tổng diện tích khu vệ sinh:

Svs = 8,19 + 18,49 + 9 = 35,68 (m2).

Chọn diện tích khu vệ sinh: 36 m2. Kích thước: 7,2 × 5 × 5 (m).

7.2.6. Nhà ăn, hội trường 7.2.6.1. Nhà ăn

Tính cho 2/3 số nhân viên 1 ca đông nhất, với diện tích tiêu chuẩn là 2,25 (m2/1 công nhân). Diện tích nhà ăn là: Sna = 2 × 98 × 2,25 = 147 (m2).

3

7.2.6.2. Hội trường

Tính cho 2/3 số lượng nhân viên trong nhà máy một ngày. Giả sử chọn tiêu chuẩn cho mỗi nhân viên là: 0,6 (m2/người). Diện tích cần: Sht = 2 × 192 × 0,6 = 76,8 (m2).

3

7.2.6.3. Tổng diện tích nhà ăn hội trường

Nhà ăn, hội trường được thiết kế 1 tầng với diện tích là Snah = 147 + 76,8 = 233,8 (m2), có kích thước: dài × rộng × cao = 23,5 × 10 × 6 (m), diện tích 235 (m2).

7.2.7. Nhà hành chínhBảng 7.7. Diện tích các phòng làm việc Bảng 7.7. Diện tích các phòng làm việc STT Phòng Diện tích (m2/người) Số người Diện tích phòng (m2) 1 Phòng giám đốc 10 1 10 2 Phòng phó giám đốc 8 2 16 3 Phòng tài chính, kế toán 4 3 12 4 Phòng tổ chức hành chính 4 3 12 5 Phòng thống kê kế hoạch 4 3 12 5 Bộ phận thị trường 4 2 8 6 Phòng kỹ thuật 4 4 16 7 Phòng KCS 4 4 16 8 Phòng y tế 4 2 8 9 Phòng khách 20 10 Phòng giới thiệu sản phẩm 16 11 Phòng vệ sinh 6 Tổng cộng 27 152

Vì còn chừa hành lang và lối đi nên chọn diện tích nhà hành chính là 180 (m2). Căn cứ vào số phòng làm việc, chọn nhà hành chính là nhà 2 tầng. Kích thước mỗi tầng nhà: dài × rộng × cao = 12 × 7,5 × 5 (m)/1 tầng, diện tích: 180 (m2).

7.2.8. Nhà để xe 2 bánh

Nhà xe được tính cho 2/3 số công nhân ca đông nhất. Giả sử trong đó có 10% xe đạp và 90% xe máy. Diện tích tính cho xe đạp là 3 xe đạp/m2 và 1 xe máy/m2.

Diện tích nhà xe là: Snx = 2

3 × 98 × (0,1 × 1 + 0,9 × 1) = 60,98 (m2).

3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì còn chừa lối đi và khoảng cách các xe, chọn diện tích nhà xe là: 110 (m2). Vậy thiết kế nhà xe có kích thước: dài × rộng × cao = 13,75 × 8 × 5 (m), diện tích 110 (m2).

7.2.9. Gara ôtô

Lượng xe ô tô cần dùng:

- 4 xe vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm. - 2 xe đưa đón công nhân, 2 xe lãnh đạo. - 1 xe chở nhiên liệu.

Nhà máy có 9 xe, diện tích chiếm chỗ của 1 xe là: 6m2. Diện tích các xe chiếm chỗ là: 54 (m2). Vì còn chừa lối đi và khoảng cách của các xe, vậy chọn diện tích của gara ô

tô là: 90 m2.

Chọn kích thước gara ô tô là: dài × rộng × cao = 15× 6 × 5 (m), diện tích 90 (m2).

7.2.10. Phòng bảo vệ

Số nhà bảo vệ: 2. Diện tích mỗi nhà: 9 (m2) Kích thước: dài × rộng × cao = 3 × 3 × 3 (m).

7.2.11. Trạm cân

Nhằm tránh thất thoát, quản lí hàng hóa mua bán trong việc kinh doanh và sản xuất, nhà máy lắp đặt cân ô tô sâu vào trong cổng từ 8 – 10 m (để không cản trở đi lại). Để dễ dàng trong việc bảo quản, bảo hành và sửa chữa thì nhà máy sử dụng chọn trạm cân nổi có kích thước 6,5 × 4 (m), Diện tích: 26 (m2).

7.2.12. Phân xưởng cơ điện

Diện tích tiêu chuẩn: 54 - 120 (m2), chọn diện tích: 72 (m2). Kích thước: dài × rộng × cao = 12 × 6 × 6 (m).

7.2.13. Phân xưởng lò hơi

Diện tích nhà phụ thuộc chủ yếu vào kích thước nồi hơi. Chọn nồi hơi TD - 4000N [53] có các thông số kỹ thuật sau: Kích thước: 5510 x 2380 x 2780 (mm).

Tiêu hao nước: 5270 lít.

Số lượng chọn: 2 nồi, trong đó có 1 nồi dự phòng để đảm bảo cho sản xuất. Diện tích: 97,5 m2.

Chọn kích thước: dài × rộng × cao = 15 × 6,5 × 6 (m).

7.2.14. Kho nhiên liệu

Diện tích: 72 m2.

Kích thước: dài × rộng × cao = 12 × 6 × 6 (m).

7.2.15. Khu cung cấp nước và xử lý nước

Chọn khu cung cấp nước có diện tích 72 (m2).

Chọn khu xử lí nước có diện tích 46 (m2). Trong đó ta xây dựng bể lắng có dung tích 90 m3. Cung cấp nước đạt yêu cầu công nghệ cho sản xuất.

Chọn khu cấp và xử lí nước có diện tích: 119 (m2) Kích thước: dài × rộng × cao = 17 × 7 × 6 (m)

7.2.16. Trạm biến áp

Trạm điện dùng để đặt máy biến áp và máy phát điện dự phòng. Diện tích: 15 m2

7.2.17. Nhà để xe điện động

Chọn số xe sử dụng cho nhà máy là 5 xe, diện tích chứa cho một xe là 6m2. Diện tích các xe chứa là 30m2, ngoài ra còn chừa lối đi và chổ nạp điện là 10m2 nên chọn diện tích nhà để xe điện động là 40m2.

Kích thước nhà: 8 × 5 × 4 (m) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.2.18. Khu xử lý nước thải

Kích thước: dài × rộng = 10 × 10 (m). Diện tích: 100 (m2).

7.2.19. Khu phế liệu

Chọn kích thước: 10  7  6 (m). Diện tích: 70 (m2).

7.2.20. Phòng trực

Chọn kích thước: 4  3  4 (m). Diện tích: 12 (m2).

7.2.21. Khu kiểm nghiệm

Chọn kích thước: 7,2  5  6 (m). Diện tích: 36 (m2).

7.2.22. Kho chứa dụng cụ cứu hỏa

Chọn kích thước: 4  3  4 (m). Diện tích: 12 (m2).

7.2.23. Trạm bơm

Chọn kích thước: 8 × 4 × 4 (m). Diện tích: 32 (m2).

7.2.24. Khu đất mở rộng

Định mức khu đất mở rộng bằng 35 - 100% diện tích phân xưởng sản xuất chính [5, trang 92]. Phân xưởng sản xuất chính có diện tích là 1440 (m2), vậy khu đất mở rộng có diện tích: 0,6 × 1440 = 864 (m2)

Kích thước: dài × rộng = 60 × 14,4 (m).

7.3. Tính diện tích đất xây dựng và hệ số sử dụng

7.3.1. Diện tích các công trình xây dựng trong xí nghiệp

Bảng 7.8. Bảng tổng kết các công trình xây dựng

STT Tên hạng mục công trình Kích thước (m) Diện tích (m2)

1 Phân xưởng sản xuất chính 60 × 24 × 8 1440

2 Kho nguyên liệu 5,8 × 5 × 6 29

3 Nhà sinh hoạt vệ sinh 7,2 × 5 × 5 36

4 Kho thành phẩm 10 × 10 × 6 100

5 Khu cung cấp nước và xử lí nước 17 × 7 × 6 119

6 Trạm biến áp 3 × 5 × 6 15

7 Kho bao bì và nguyên vật liệu phụ 6,2 × 5 × 6 31

9 Nhà để xe điện động 8 × 5 × 4 40

10 Phân xưởng cơ điện 12 × 6 × 6 72

11 Phân xưởng lò hơi 15 × 6,5 × 6 98

12 Phòng bảo vệ 3 × 3 × 3 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 Trạm cân 6,5 × 4 26

14 Nhà để xe 2 bánh 13,75 × 8 × 5 110

15 Gara ôtô 15 × 6 × 5 90

16 Khu xử lí nước thải 10 × 10 100

17 Kho chứa nhiên liệu 12 × 6 × 6 72

18 Nhà ăn, hội trường 23,5 × 10 × 6 235

20 Khu kiểm nghiệm 7,2  5  6 36

21 Khu phế liệu 10  7  6 70

22 Kho dụng cụ cứu hỏa 4  3  4 12

23 Phòng trực 4  3  4 12

24 Trạm bơm 8 × 4 × 4 32

Tổng diện tích xây dựng 2874

Tổng diện tích các công trình: Fxd = 2874 (m2)

7.3.2. Diện tích khu đất xây dựng

Diện tích đất xây dựng: Fkđ = Fxd K (m2) [6] xd Trong đó: Fkđ: diện tích đất nhà máy (m2)

Fxd: diện tích xây dựng các công trình, (m2) Kxd: hệ số xây dựng (%)

Đối với nhà máy thực phẩm thì: Kxd = 35% ÷ 50%. Chọn Kxd = 35% Vậy: Fkđ = 2874 = 8211,43 (m2). Chọn Fkđ = 8250 (m2)

0,35

Chọn kích thước khu đất: dài × rộng = 110 × 75 (m).

7.3.3. Tính hệ số sử dụng

Trong đó:

Ksd = Fsd

Fkđ %100 [6]

Fkđ : diện tích sử dụng khu đất Fsd = Fxd + Fcx + Fgt + Fhr Fcx : diện tích trồng cây

Fcx = 15% × Fkd = 0,15 × 8250 = 1237,5 (m2) Fgt: diện tích đường giao thông trong nhà máy Fgt = 10% × Fkd = 0,1 × 8250 = 825 (m2) Fhr : diện tích hè rãnh Fcx = 10% × Fkd = 0,1 × 8250 = 825 (m2) => Fsd = 2874 + 1237,5 + 825 + 825 = 5761,5 (m2) Ksd = ��� = 5761,5 × 100 = 70%. �𝑘� 8250

Chương 8: KIỂM TRA SẢN XUẤT – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

8.1. Mục đích kiểm tra

Chất lượng sản phẩm quyết định đến giá trị của sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tiêu dùng. Sản phẩm khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường phải được đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về tất cả các mặt như: giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan, không độc hại, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Mục đích của việc kiểm tra sản xuất là nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm của nhà máy. Vấn đề kiểm tra sản xuất phải tiến hành ngay từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khi đã hoàn chỉnh xong sản phẩm, xuất hàng cho khách hàng. Bao gồm các khâu :

+ Kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất. + Kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm.

Việc kiểm tra theo dõi trong suốt quá trình sản xuất được thực hiện bởi các cán bộ thuộc bộ phận quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của nhà máy. Kiểm tra sản xuất giúp ta đánh giá được tình hình hoạt động của nhà máy, đề ra biện pháp và kế hoạch hợp lý, đồng thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh hoặc có biện pháp cải tiến kỹ thuật để nhà máy hoạt động hiệu quả hơn.

8.2. Kiểm tra nguyên liệu đầu vào

8.2.1. Kiểm tra nguyên liệu cam

- Mục đích: định mức giá nguyên liệu, độ chín, hàm lượng chất khô, chỉ số pH để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Kiểm tra nguyên liệu khi nhập: kiểm tra độ chín của cam, kiểm tra mức độ hư hỏng.

- Kiểm tra nguyên liệu trong quá trình bảo quản: kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm.

- Kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến: phải đảm bảo được độ chín kỹ thuật, không hư hỏng, không có mùi chua.

8.2.2. Kiểm tra nguyên liệu măng tây

- Mục đích: đánh giá chất lượng nguyên liệu măng tây nhằm xác định giá thành nguyên liệu, thành phần nguyên liệu nhằm có kế hoạch sản xuất cụ thể.

- Kiểm tra nguyên liệu khi nhập: khi nhập nguyên liệu măng tây phải xem xét độ trưởng thành của măng, mức độ hư hỏng của toàn bộ nguyên liệu.

- Kiểm tra nguyên liệu khi bảo quản: kiểm tra điều kiện bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thoáng khí,… Kiểm tra tỷ lệ nguyên liệu hư hỏng trong quá trình bảo

quản.

- Kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến: kiểm tra mức độ hư hỏng sau khi bảo quản, kiểm tra sự biến đổi của nguyên liệu sau bảo quản.

8.2.3. Kiểm tra nguyên liệu phụ, hóa chất

Nguyên liệu phụ và hóa chất phải đúng màu sắc, mùi vị, độ tinh khiết, không lẫn tạp chất và phải theo đúng chỉ tiêu chất lượng, được dùng cho thực phẩm.

8.3. Kiểm tra các công đoạn trong dây chuyền sản xuất

8.3.1. Các công đoạn của dây chuyền sản xuất bột cam8.3.1.1. Lựa chọn, phân loại 8.3.1.1. Lựa chọn, phân loại

Kiểm tra độ chín nguyên liệu: cam phải chín từ nữa quả trở lên. Kiểm tra mức độ hư hỏng: không được dập nát, men mốc.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả gồm hai mặt hàng đồ hộp măng tây tự nhiên. năng suất 6 tấn nguyên liệu/ngày, bột cam, năng suất 6 tấn sản phẩm/ngày (Trang 143)