Chọn kích thước: 7,2 5 6 (m). Diện tích: 36 (m2).
7.2.22. Kho chứa dụng cụ cứu hỏa
Chọn kích thước: 4 3 4 (m). Diện tích: 12 (m2).
7.2.23. Trạm bơm
Chọn kích thước: 8 × 4 × 4 (m). Diện tích: 32 (m2).
7.2.24. Khu đất mở rộng
Định mức khu đất mở rộng bằng 35 - 100% diện tích phân xưởng sản xuất chính [5, trang 92]. Phân xưởng sản xuất chính có diện tích là 1440 (m2), vậy khu đất mở rộng có diện tích: 0,6 × 1440 = 864 (m2)
Kích thước: dài × rộng = 60 × 14,4 (m).
7.3. Tính diện tích đất xây dựng và hệ số sử dụng
7.3.1. Diện tích các công trình xây dựng trong xí nghiệp
Bảng 7.8. Bảng tổng kết các công trình xây dựng
STT Tên hạng mục công trình Kích thước (m) Diện tích (m2)
1 Phân xưởng sản xuất chính 60 × 24 × 8 1440
2 Kho nguyên liệu 5,8 × 5 × 6 29
3 Nhà sinh hoạt vệ sinh 7,2 × 5 × 5 36
4 Kho thành phẩm 10 × 10 × 6 100
5 Khu cung cấp nước và xử lí nước 17 × 7 × 6 119
6 Trạm biến áp 3 × 5 × 6 15
7 Kho bao bì và nguyên vật liệu phụ 6,2 × 5 × 6 31
9 Nhà để xe điện động 8 × 5 × 4 40
10 Phân xưởng cơ điện 12 × 6 × 6 72
11 Phân xưởng lò hơi 15 × 6,5 × 6 98
12 Phòng bảo vệ 3 × 3 × 3 9
13 Trạm cân 6,5 × 4 26
14 Nhà để xe 2 bánh 13,75 × 8 × 5 110
15 Gara ôtô 15 × 6 × 5 90
16 Khu xử lí nước thải 10 × 10 100
17 Kho chứa nhiên liệu 12 × 6 × 6 72
18 Nhà ăn, hội trường 23,5 × 10 × 6 235
20 Khu kiểm nghiệm 7,2 5 6 36
21 Khu phế liệu 10 7 6 70
22 Kho dụng cụ cứu hỏa 4 3 4 12
23 Phòng trực 4 3 4 12
24 Trạm bơm 8 × 4 × 4 32
Tổng diện tích xây dựng 2874
Tổng diện tích các công trình: Fxd = 2874 (m2)
7.3.2. Diện tích khu đất xây dựng
Diện tích đất xây dựng: Fkđ = Fxd K (m2) [6] xd Trong đó: Fkđ: diện tích đất nhà máy (m2)
Fxd: diện tích xây dựng các công trình, (m2) Kxd: hệ số xây dựng (%)
Đối với nhà máy thực phẩm thì: Kxd = 35% ÷ 50%. Chọn Kxd = 35% Vậy: Fkđ = 2874 = 8211,43 (m2). Chọn Fkđ = 8250 (m2)
0,35
Chọn kích thước khu đất: dài × rộng = 110 × 75 (m).
7.3.3. Tính hệ số sử dụng
Trong đó:
Ksd = Fsd
Fkđ %100 [6]
Fkđ : diện tích sử dụng khu đất Fsd = Fxd + Fcx + Fgt + Fhr Fcx : diện tích trồng cây
Fcx = 15% × Fkd = 0,15 × 8250 = 1237,5 (m2) Fgt: diện tích đường giao thông trong nhà máy Fgt = 10% × Fkd = 0,1 × 8250 = 825 (m2) Fhr : diện tích hè rãnh Fcx = 10% × Fkd = 0,1 × 8250 = 825 (m2) => Fsd = 2874 + 1237,5 + 825 + 825 = 5761,5 (m2) Ksd = ��� = 5761,5 × 100 = 70%. �𝑘� 8250
Chương 8: KIỂM TRA SẢN XUẤT – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
8.1. Mục đích kiểm tra
Chất lượng sản phẩm quyết định đến giá trị của sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tiêu dùng. Sản phẩm khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường phải được đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về tất cả các mặt như: giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan, không độc hại, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Mục đích của việc kiểm tra sản xuất là nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm của nhà máy. Vấn đề kiểm tra sản xuất phải tiến hành ngay từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khi đã hoàn chỉnh xong sản phẩm, xuất hàng cho khách hàng. Bao gồm các khâu :
+ Kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất. + Kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất.
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm.
Việc kiểm tra theo dõi trong suốt quá trình sản xuất được thực hiện bởi các cán bộ thuộc bộ phận quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của nhà máy. Kiểm tra sản xuất giúp ta đánh giá được tình hình hoạt động của nhà máy, đề ra biện pháp và kế hoạch hợp lý, đồng thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh hoặc có biện pháp cải tiến kỹ thuật để nhà máy hoạt động hiệu quả hơn.
8.2. Kiểm tra nguyên liệu đầu vào
8.2.1. Kiểm tra nguyên liệu cam
- Mục đích: định mức giá nguyên liệu, độ chín, hàm lượng chất khô, chỉ số pH để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Kiểm tra nguyên liệu khi nhập: kiểm tra độ chín của cam, kiểm tra mức độ hư hỏng.
- Kiểm tra nguyên liệu trong quá trình bảo quản: kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm.
- Kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến: phải đảm bảo được độ chín kỹ thuật, không hư hỏng, không có mùi chua.
8.2.2. Kiểm tra nguyên liệu măng tây
- Mục đích: đánh giá chất lượng nguyên liệu măng tây nhằm xác định giá thành nguyên liệu, thành phần nguyên liệu nhằm có kế hoạch sản xuất cụ thể.
- Kiểm tra nguyên liệu khi nhập: khi nhập nguyên liệu măng tây phải xem xét độ trưởng thành của măng, mức độ hư hỏng của toàn bộ nguyên liệu.
- Kiểm tra nguyên liệu khi bảo quản: kiểm tra điều kiện bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thoáng khí,… Kiểm tra tỷ lệ nguyên liệu hư hỏng trong quá trình bảo
quản.
- Kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến: kiểm tra mức độ hư hỏng sau khi bảo quản, kiểm tra sự biến đổi của nguyên liệu sau bảo quản.
8.2.3. Kiểm tra nguyên liệu phụ, hóa chất
Nguyên liệu phụ và hóa chất phải đúng màu sắc, mùi vị, độ tinh khiết, không lẫn tạp chất và phải theo đúng chỉ tiêu chất lượng, được dùng cho thực phẩm.
8.3. Kiểm tra các công đoạn trong dây chuyền sản xuất
8.3.1. Các công đoạn của dây chuyền sản xuất bột cam8.3.1.1. Lựa chọn, phân loại 8.3.1.1. Lựa chọn, phân loại
Kiểm tra độ chín nguyên liệu: cam phải chín từ nữa quả trở lên. Kiểm tra mức độ hư hỏng: không được dập nát, men mốc.
Quá trình kiểm tra: cứ 2 giờ thì lấy vài quả để làm mẫu kiểm tra, nếu kiểm tra không đúng các chỉ tiêu trên thì phải điều chỉnh quá trình làm việc của công nhân.
8.3.1.2. Rửa
Kiểm tra hàm lượng CaOCl2 có trong dung dịch nước rửa. Kiểm tra độ sạch của nguyên liệu sau khi rửa.
Quá trình kiểm tra: cứ sau hai giờ thì lấy bình chứa nước dung dịch rửa làm mẫu đem đi xác định hàm lượng của CaOCl2 có trong dung dịch rửa, nếu không đúng yêu cầu thì phải điều chỉnh lại. Và cứ sau hai giờ thì lấy vài quả mẫu đem đi kiểm tra, nếu quả còn dính tạp chất và Cl2 thì phải điều chỉnh lại.
8.3.1.3. Chần
Kiểm tra độ chín của bán thành phẩm, chín mà không mềm sau chần. Kiểm tra bán thành phẩm có biển màu sau chần hay không.
Chu kì 2 tiếng kiểm tra 1 lần.
8.3.1.4. Ép
Kiểm tra lượng nguyên liệu vào, chất lượng bán thành phẩm sau khi ép.
8.3.1.5. Lọc
Kiểm tra lưu lượng nguyên liệu vào, chất lượng bán thành phẩm sau khi lọc.
8.3.1.6. Gia nhiệt
Kiểm tra các thông số nhiệt độ và thời gian.
8.3.1.7. Phối trộn
Kiểm tra lượng xiro ngô cho vào phối trộn.
8.3.1.8. Sấy
Kiểm tra sản phẩm sau sấy: màu sắc, độ ẩm bằng cảm quan để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
8.3.1.10. Rây bột
Kiểm tra kích thước và độ đồng đều của bột sau rây.
8.3.1.9. Cân, đóng gói
Trước khi cân phải hiệu chỉnh lại độ chính xác của cân, kiểm tra bao bì đựng phải sạch và đủ số lượng. Sau khi cân phải kiểm tra khối lượng tịnh, kiểm tra cảm quan, bao bì và thông tin trên sản phẩm.
8.3.2. Công đoạn của dây chuyền sản xuất đồ hộp măng tây tự nhiên8.3.2.1. Lựa chọn, phân loại 8.3.2.1. Lựa chọn, phân loại
Kiểm tra mức độ hư hỏng: không được dập nát, men mốc.
Quá trình kiểm tra: cứ 2 giờ lấy mẫu thử để làm mẫu kiểm tra, nếu kiểm tra không đúng các chỉ tiêu trên thì phải điều chỉnh quá trình làm việc của công nhân.
8.3.2.2. Ngâm rửa
Kiểm tra hàm lượng CaOCl2 có trong dung dịch nước rửa. Kiểm tra độ sạch của nguyên liệu sau khi rửa.
Quá trình kiểm tra: cứ sau hai giờ thì lấy bình chứa nước dung dịch rửa làm mẫu đem đi xác định hàm lượng của CaOCl2 có trong dung dịch rửa, nếu không đúng yêu cầu thì phải điều chỉnh lại. Và cứ sau hai giờ thì lấy vài quả mẫu đem đi kiểm tra, nếu quả còn dính tạp chất và Cl2 thì phải điều chỉnh lại.
8.3.2.3. Cắt
Kiểm tra kích thước nguyên liệu sau cắt.
Thời gian kiểm tra: cứ sau 2 giờ kiểm tra một lần.
8.3.2.4. Chần
Kiểm tra độ chín của bán thành phẩm, chín mà không mềm sau chần. Kiểm tra bán thành phẩm có biến màu sau chần hay không.
Chu kì 2 tiếng kiểm tra 1 lần.
8.3.2.5. Xếp hộp
Kiểm tra lượng bán thành phẩm trong hộp. Chu kì 2 tiếng kiểm tra 1 lần.
8.3.2.6. Rót hộp, ghép mí
Thường xuyên kiểm tra sự làm việc của máy rót hộp và máy ghép mí, thường xuyên kiểm tra vệ sinh cho máy rót, kiểm tra khối lượng tịnh của hộp. Sau khi ghép mí, kiểm tra độ kín của hộp bằng máy hút chân không hoặc hộp sau khi ghép mí cho
vào bình thủy tinh có chứa nước nóng, nếu hộp bị hở sẽ có bọt khí sủi lên. Khi đó phải kiểm
tra lại kích thước của nắp và sự làm việc của máy ghép mí.
8.3.2.7. Thanh trùng và làm nguội
Sau khi ghép mí phải thanh trùng ngay, không để nhiễm vi sinh vật.
Phải thường xuyên kiểm tra tính chất của hộp thành phẩm, không bị mốp méo, hở, kiểm tra màu sắc, hàm lượng chất khô và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ thanh trùng, thời gian thanh trùng, áp suất làm việc của thiết bị. Trong thời gian này đòi hỏi công nhân thao tác cần phải ghi lại các thông số trong ca sản xuất để tiện cho việc kiểm tra.
Ngoài ra cần có quá trình bảo ôn khoảng 7 đến 10 ngày. Sau đó kiểm tra lại mật độ hư hỏng của hộp.
8.4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
8.4.1. Sản phẩm đồ hộp măng tây tự nhiên
- Tỷ lệ “cái” khi kiểm tra phải đạt từ 53-55% [8].
- Đồ hộp không bị biến màu quá sẫm, măng tây vẫn giữ được màu xanh tự nhiên. - Vi sinh vật gây bệnh, nấm men, nấm mốc: không có.
8.4.2. Sản phẩm bột cam
Sản phẩm bột cam được KCS kiểm tra về độ ẩm, màu sắc, hương vị, độ ngọt, vi sinh đạt các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.
- Chỉ tiêu cảm quan: màu sắc: vàng cam, mùi thơm nhẹ, dạng bột mịn, không vón cục.
- Chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm bột không lớn hơn 5%, hàm lượng các vitamin A, C,…đúng yêu cầu.
- Hàm lượng kim loại nặng: theo TCVN 3572:1981 và theo quyết định số 867/1998/QĐ – BYT của Bộ Y tế ngày 4/4/1998 về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.
- Chỉ tiêu vi sinh vật: theo quyết định 867/1998/QĐ – BYT ngày 04/ 4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.
Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH XÍ NGHIỆP – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh và phòng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp cần được quán triệt thực hiện ở phạm vi toàn nhà máy, cụ thể là chú trọng, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và hạn chế được các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, qua đó giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và cũng là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.
Căn cứ mục 1, chương IX bộ Luật Lao động và điều 24 pháp lệnh Bảo hộ Lao động của nước CHXHCN Việt Nam để ban hành nội quy an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hiện lao động tại công ty.
9.1. An toàn lao động
Vấn đề an toàn lao động là vấn đề phải thường xuyên đề cập và đầu tư đúng mức, nó được đưa vào một trong những tiêu chuẩn thi đua hàng đầu. Tạo được môi trường làm việc theo chủ trương “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.
Các quy định chung về an toàn lao động bao gồm:
- Trong giờ làm việc, cán bộ công nhân viên phải giữ gìn các trang bị, phương tiện bảo hộ cá nhân và các dụng cụ đã được cấp phát.
- Không được tự ý đi lại các nơi không thuộc trách nhiệm của mình. - Khi xảy ra sự cố tai nạn, người có mặt tại hiện trường phải:
+ Khẩn cấp dừng máy hoặc cúp điện nơi có tai nạn.
+ Khẩn trương sơ cấp cứu nạn nhân và báo ngay cho quản lý. + Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý.
- Cán bộ, công nhân viên phải lập tức rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo ngay cho quản lý khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình.
- Nhân viên trong nhà máy có nghĩa vụ thông báo và khai báo với công ty về sự cố tai nạn lao động, về việc vi phạm nguyên tắc an toàn lao động rảy ra tại công ty.
9.1.1. An toàn làm việc với thiết bị đun nóng
Muốn bảo đảm an toàn lao động, các công nhân làm việc ở các thiết bị này cần chú ý tuân thủ theo các điều kiện bảo hộ lao động và một số thao tác sau:
- Chú ý dung dịch phải ngập ống phun hơi, không để nước nóng chảy tràn ra ngoài thiết bị.
- Quan sát và hiệu chỉnh các van an toàn, mỗi ca ít nhất 2 lần.
- Đối với các thiết bị dùng hơi, không để áp lực hơi vượt quá phạm vi cho phép của thiết bị, dễ gây nổ, đổ vỡ thiết bị.
- Đối với các thiết bị sinh nhiệt nhiều cần tuân thủ đúng quy định về khoảng cách an toàn, vận hành và hiệu chỉnh trên các thiết bị đó.
- Trước khi cho hơi vào nồi phải mở van tháo hết nước ngưng ra.
9.1.2. An toàn lao động khi vận hành, sửa chữa máy móc
- Tất cả công nhân, cán bộ kỹ thuật chỉ được vận hành máy, thiết bị theo đúng trình tự đã được hướng dẫn huấn luyện.
- Phải tuân thủ thực hiện theo sự chỉ dẫn của các bảng cấm, bảng hướng dẫn, chỉ dẫn treo tại nơi sản xuất hoặc gắn tại máy, thiết bị.
- Không được sử dụng, sửa chửa các máy, thiết bị khi chưa được huấn luyện về các quy tắc an toàn và quy trình vận hành các máy, thiết bị đó.
- Cần phải báo ngay cho quản lý khi máy, thiết bị đó có sự cố hoặc nghi ngờ sự cố. - Máy đang sửa chửa phải có các báo cáo, máy có điện phải cắt cầu dao điện trước khi sửa chửa.
- Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau sửa chửa, phải xem còn dụng cụ, chi tiết
nằn trên máy hay không và không có người đứng trong phạm vi nguy hiểm, mới được cho vận hành máy.
- Cần tránh hiện tượng giao nhiệm vụ của bản thân cho người khác khi họ không hiểu về cách thức sửa chữa, vận hành máy móc có thể dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
- Thường xuyên kiểm tra, hiệu chỉnh an toàn cho các máy móc, thiết bị trong sản xuất theo lịch trình cụ thể.
9.1.3. An toàn lao động về điện
- Chỉ những cá nhân đã được huấn luyện về kỹ thuật an toàn điện mới được sửa chữa, lắp đặt, đóng mở thiết bị điện.
- Phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đủ các trang bị bảo hộ khi làm việc, tiếp xúc với thiết bị điện.
- Không được đóng cắt cầu dao, bố trí các thiết bị điện nếu không có lệnh của