4.3.3.1. Nâng cao năng lực tài chính
Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng là yêu cầu cấp bách đối với các NHTM nhằm nâng cao sức cạnh tranh, khả năng chống đỡ rủi ro với mục tiêu chung đảm bảo an toàn hệ thống, đầu tư công nghệ và các nguồn lực để phát triển sản phẩm dịch vụ tiện ích cũng như mở rộng mạng lưới kênh phân phối... Tăng cường tiềm lực tài chính của BIDV qua các biện pháp như: Tăng vốn tự có; tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản.
4.3.3.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là đòn bẩy, là một trong những giải pháp cốt lõi góp phần phát triển hoạt động bán lẻ và tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh của hệ thống BIDV. Việc hiện đại hóa công nghệ phải đảm bảo phục vụ việc đa dạng hóa và đa năng sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí lao động, quản trị tốt rủi ro, tăng cường công tác marketing, quản trị
111
được thông tin khách hàng tăng sức cạnh tranh và phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý. Để thực hiện được các mục tiêu trên tùy thuộc vào tình hình tài chính và chiến lược phát triển, BIDV cần lựa chọn cho mình những giải pháp công nghệ phù hợp và đáp ứng các vấn đề sau:
- Hiện đại hóa hệ thống Core Banking và phát triển các ứng dụng ngân hàng chính. Trong đó đặc biệt phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin vào các sản phẩm dịch vụ, các nghiệp vụ ngân hàng nhằm tạo ra các sản phẩm mới có tính đột phá, có hàm lượng công nghệ cao, có tính cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu đa dạng các khách hàng cá nhân theo từng phân đoạn khách hàng. Đồng thời chú trọng việc triển khai, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Tổ chức triển khai hiệu quả các đề án cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật của NHTM, hoàn thiện hệ thống thanh toán an toàn và chính xác cao với chi phí hợp lý nhằm phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua NH. Trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên NH, hệ thống thanh toán thẻ, hệ thống chuyển tiền nước ngoài và các hệ thống thanh toán khác đảm bảo hiện đại, an toàn, tin cậy và hiệu quả, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Chú trọng các ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh NH và hoạt động NHBL.
- Đảm bảo sự đồng bộ trong việc đầu tư, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của BIDV. Các ứng dụng công nghệ xử lý thanh toán với khối lượng giao dịch rất lớn, các yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, số lượng sản phẩm hoạt động bán lẻ ngày càng tăng, đòi hỏi BIDV phải ứng dụng công nghệ mới đồng bộ nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tăng cường sự liên kết, hợp tác trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ NHĐT, ngân hàng tự động, thẻ thanh toán đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.
- Để đảm bảo an toàn hệ thống công nghệ thông tin và hạn chế các rủi ro, BIDV cần xây dựng và hoàn thiện các qui định liên quan đến quản trị các hệ thống công nghệ thông tincủa ngân hàng gồm: Qui định về quản lý và vận hành trung tâm
112
dự phòng, qui định về quản lý phiên bản phần mềm và sự thay đổi, qui định về quản lý tham số, quản lý và cấp phát quyền truy cập các hệ thống ứng dụng, đề xuất các giải pháp về mặt nghiệp vụ cũng như kỹ thuật để hạn chế các rủi ro tác nghiệp.
- Mở rộng các ứng dụng ngân hàng điện tử như trang bị cho hệ thống ATM và POS, hệ thống Mobile Banking, hệ thống Internet Banking, đồng thời xây dựng hệ thống bảo mật, trung tâm dự phòng thảm họa để đảm bảo an toàn cho các hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử.
- Có lộ trình và sớm thực hiện các điều kiện về công nghệ cho việc chuyển đổi thẻ từ có tính bảo mật thấp sang thẻ chíp EMV có tính năng bảo mật cao hơn, khắc phục thiệt hại do gian lận thẻ ngày càng lớn. Hơn nữa, về mặt kỹ thuật, thẻ chíp có nhiều tính năng hơn thẻ từ, nó có thể sử dụng như là một thẻ ngân hàng, chứng minh thư, thẻ tín dụng, cũng có thể dùng để trả phí giao thông hay lưu trữ thông tin về y tế, bảo hiểm xã hội, thông tin cá nhân...
113
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về NHBL được trình bày tại Chương 1, bức tranh về thực trạng hoạt động bán lẻ của BIDV Chi nhánh Cẩm Phả được trình bày ở Chương 3, trong Chương 4 tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển hoạt động bán lẻ của BIDV Chi nhánh Cẩm Phả đến năm 2025. Chương này nêu rõ định hướng phát triển NHBL của hệ thống NHTM nói chung, của BIDV nói riêng trong đó có BIDV Chi nhánh Cẩm Phả và các giải pháp cụ thể như: Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động bán lẻ; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc bằng xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng bán lẻ; xây dựng cơ chế cộng tác viên trong hoạt động bán lẻ … Từ đó đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, với NHNN và với BIDV Việt Nam; đây là những giải pháp và kiến nghị có tính thiết thực nhằm phát triển hoạt động bán lẻ của NHTM trong quá trình hội nhập.
Sau một thời gian công tác tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Cẩm Phả, kết hợp với những kiến thức có hệ thống, những nhận thức thực tiễn về ngành ngân hàng, kinh nghiệm thực tế triển khai tại chi nhánh Cầu Giấy và hệ thống BIDV , người viết nhận thấy đề tài nghiên cứu là một vấn đề cần thiết, quan trọng đang được đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Với tiềm năng rộng lớn, dồi dào thị trường NHBL tại Việt Nam đang là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các NHTM Việt Nam và NHTM nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để các ngân hàng nắm bắt được xu thế phát triển. Do vậy phát triển dịch vụ NHBL là xu thế tất yếu và cần thiết đối với các NHTM.
Với những nội dung đã nghiên cứu ở ba chương, luận văn đã phần nào cung cấp được một cơ sở lý luận chung về vấn đề phát triển dịch vụ NHBL theo hướng nhìn nhận phát triển dịch vụ NHBL chính là vấn đề của phân phối, của bán hàng, và làm thế nào để ngân hàng cung ứng được sản phẩm của mình tới lực lượng khách hàng cá nhân đồng đảo, qua đó giúp ngân hàng gia tăng thị phần, gia tăng quy mô hoạt động, gia tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn. Thông qua phân tích thực trạng tại hệ thống BIDV mà cụ thể là Chi nhánh Cẩm Phả, người viết đã đề xuất được một số giải pháp vừa mang tính hệ thống vừa mang tính cụ thể nhằm phát triển một cách có hiệu quả dịch vụ NHBL.
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Vũ Thị Ngọc Dung, 2007. Phát triển dịch vụ NHBL – Một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng. Tạp chí Ngân hàng, số 7.
2. Phan Thị Thu Hà, 2002. Ngân hàng thương mại – quản trị và nghiệp vụ. Hà
Nội: NXB Thống kê.
3. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2018. Tài liệu giới thiệu các dịch
vụ ngân hàng bán lẻ và định hướng phát triển dịch vụ.
4. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh.Báocáo thường niên, giai đoạn 2016 đến 2018.
5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Cẩm Phả. Báo
cáo thường niên, giai đoạn 2016 đến 2018.
6. Đào Lê Kiều Oanh, 2012. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và pháttriển Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh tế. Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
7. Đặng Mạnh Phổ, 1996. Từ điển Ngân hàng và Tin học. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
8. Tô Khánh Toàn, 2014. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh tế. Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.
II. Tiếng anh
9. Dipl.-Kfm. Rajnish Tiwari, Dr. Stephan Buse, 2006. The German banking sector: Competition, consolidation& contentment. http://www.mobileprospects. com/ publications/files/German_Banking_Sector.pdf
10. Brunner, A., Decressin, J. / Hardy, D. / Kudela, B, 2004. Germanys Three-Pillar
Banking System-Cross-Country Perspectives in Europe. IMF occational paper.
11. Cassy Gleason and Akua Soadwa, 2008. Survey of retail bank services in
115
12. Reynold E.Byers and Phillip J.Lederer, 2001. Retails bank services strategy: a Model of tradional, electronic, and Mixed Distribution choices; Journal of Management Information Systems.
13. Bauer, J.L, 2000. Developing and Implementing Strategies for Retail Financial Institutions. London: Lafferty Publications.