Việc nghiên cứu thị trường nhằm giúp cho công ty có một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Điều này sẽ làm cơ sở cho công ty có những quyết định đúng đắn, đáp ứng được các tình thế của thị trường. Đồng thời hệ thống thông tin không những làm cơ sở để công ty lựa chọn được các đối tác giao dịch thích hợp mà còn làm cơ sở cho quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng sau này có hiệu quả. Công ty thực hiện nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Đối với thị trường trong nước:
- Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu: nhằm tìm ra các mặt hàng nhập khẩu mà nhu cầu trong nước đang cần nhưng phải phù hợp với điều kiện và mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng: dung lượng thị trường của một hàng hóa được xác định trên một phạm vi thị trường nhất định (khu vực…) trong một thời gian nhất định. Và các nhân tố ảnh hưởng như:
+ Nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi theo chu kỳ như đặc điểm sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm của từng thị trường đối với mỗi hàng hóa.
+ Nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi lâu dài như tiến bộ của khoa học và kỹ thuật công nghệ, thị hiếu, tập quán và ảnh hưởng của hàng hóa thay thế.
+ Nhân tố làm dung lượng thị trường biến đổi tạm thời như các hiện tượng gây ra về đột biến cung cầu, ngoài ra còn có các nhân tố khách quan như hạn hán, lũ lụt.
- Nghiên cứu giá cả hàng hóa trong nước: trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, công ty tiến hành nghiên cứu, điều tra giá cả hiện hành của loại hàng hóa định nhập đồng thời xác định xu hướng biến động giá cả trong nước trong thời gian tới.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
29
- Nghiên cứu khách hàng: doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, tiến hành phân đoạn thị trường khách hàng chính xác. Kết quả nghiên cứu khách hàng sẽ giúp cho công ty lập kế hoạch tiêu thụ, quảng cáo, tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các hoạt động chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: nắm vững về thông tin số lượng về các đối thủ cạnh tranh trong mặt hàng kinh doanh, tình hình hoạt động, tỷ trọng thị trường, thế mạnh, điểm yếu của các đối thủ nhằm đưa ra các phương án tối ưu hạn chế các điểm mạnh và tối ưu các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
- Nghiên cứu sự vận động của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội, chính trị, luật pháp. Môi trường kinh doanh có tác động lớn và chi phối đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu sự vận động của nó để từ đó có thể nắm bắt được quy luật vận động của môi trường kinh doanh và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đối với nghiên cứu thị trường quốc tế:
Đây là công việc khó khăn và rất phức tạp do sự khác biệt lớn về chính trị, địa lý, văn hóa, phong tục, tập quán… Nghiên cứu thị trường quốc tế cần xem xét các yếu tố cung cầu, giá cả, cạnh tranh…
- Nguồn cung cấp hàng hóa trên thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần nắm vững được tình hình các nguồn cung cấp trên thị trường quốc tế mà doanh nghiệp có khả năng giao dịch rồi từ đó nghiên cứu đặc điểm thị trường các nước.
- Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế. Giá cả là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả ngoại thương.
- Nhân tố ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường thế giới: nhân tố chu kỳ, nhân tố cạnh tranh, nhân tố lạm phát, cung cầu và giá cả.