Các thị trường nhập khẩu chủ lực

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng nhập khẩu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH dịch vụ xuất nhập khẩu trung đông (Trang 48 - 50)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu công ty TNHH DV XNK Trung Đông

(Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu của công ty DV TNHH Trung Đông)

41%

35% 24%

Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH DV XNK Trung Đông

Đông Á Đông Nam Á

41

Bảng 2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu công ty TNHH DV XNK Trung Đông. Đơn vị: triệu đồng.

Thị trường

2018 2019 2020

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Thị trường Đông Á 9.994 40,55 7.719 41,2 9.556 41,02 Trung Quốc 3.795 15,40 3.002 16,02 3.700 15,88 Đài Loan 2.910 11,81 2.472 13,19 2.770 11,89 Nhật Bản 3.289 13,34 2.245 11,99 3.086 13,25 2. Thị trường Đông Nam Á 8.863 36 6.458 34,48 8.267 35,49 Singapore 3.526 14,3 3.046 16,26 3.429 14,72 Malayxia 3.063 12,42 2.183 11,65 2.944 12,63 Các nước khác 2.274 9,28 1.229 6.57 1.894 8,14 3. Thị trường khác 5.789 23,45 4.557 24,32 5.473 23,49 Tổng 24.646 100 18.734 100 23.296 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Tài chính)

Thị trường Đông Á:

Từ lúc thành lập công ty tới giờ, Đông Á được coi là thị trường nhập khẩu chính của Công ty với tổng giá trị nhập khẩu đạt trên 10 tỉ đồng mỗi năm.

Trong đó Trung Quốc là nước mà công ty phần lớn nhập khẩu các phụ tùng như: phụ tùng phục vụ cho khai thác hầm lò, phụ tùng máy nén khí...và một số các linh kiện của ô tô, máy xúc, khoan…

Ngoài ra sau Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan cũng là nước mà công ty nhập khẩu phần lớn. Giá trị nhập khẩu trung bình hằng năm từ các thị trường này đạt gần 8 tỉ đồng. Công ty chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản chủ yếu là các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn của hãng Total và Mobil. Đặc biệt công ty đã có được giấy chứng nhận Nhà phân phối dầu, mỡ nhờn thương hiệu Total.

Thị trường Đông Nam Á:

Đông Nam Á được coi là một trong những thị trường nhập khẩu quan trọng. Tổng giá trị nhập khẩu từ thị trường này trung bình hàng năm đạt tầm 9

42

tỉ đồng- tương đương khoảng 35%. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là các hệ thống lọc và thay thế phụ tùng cho động cơ và thiết bị hạng nặng như máy nén khí, máy phát điện, trục…. chủ yếu đến từ Singapore, đặc biệt là công ty Donalson.

Trong những năm gần đây tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa từ khu vực Đông Nam Á tăng dần qua các năm trong khi tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường khác giảm xuống. Theo em được biết trong thời gian tới công ty sẽ tăng cường nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á vì:

Do lợi thế về địa lý, các quốc gia Đông Nam Á có khoảng cách địa lý với Việt Nam ngắn hơn các quốc gia khác vì vậy mà chi phí vận chuyển thấp hơn, ít gặp rủi ro hơn, hàng hóa có thể về kịp thời để đáp các ứng nhu cầu của thị trường.

Việt Nam là thành viên trong khối mậu dịch tự do ASEAN, được hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan từ các nước trong khu vực. Do đó các sản phẩm nhập khẩu đặc biệt là các chi tiết máy có mức thuế nhập khẩu rất thấp. Hàng hóa có tính cạnh tranh cao hơn.

Không những thế, ngày nay nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với trình độ công nghệ kỹ thuật hiện đại đã sản xuất được nhiều sản phẩm cũng như chất lượng không thua kém gì đối với các nước Châu Âu. Những sản phẩm này có chất lượng gần như tương đương với mức giá thành thấp hơn.

Các thị trường khác:

Ngoài hai thị trường lớn nêu trên, công ty TNHH DV XNK Trung Đông còn nhập khẩu một số sản phầm trên thị trường khác, phần lớn là công ty ExonMobil của Mỹ. Ngoài ra công ty còn đặt những sản phẩm ở thị trường này theo đơn đặt hàng của khách hàng. Tổng giá trị nhập khẩu trung bình đạt gần 6 tỉ đồng-tương đương với 25%.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng nhập khẩu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH dịch vụ xuất nhập khẩu trung đông (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)