nhập khẩu của công ty.
nhập khẩu của công ty. nêu trên thì công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn cần được khắc phục, giải quyết để công ty tiếp tục phát triển. Những hạn chế bao gồm những điều kiện khách quan và chủ quan từ phía công ty, cụ thể:
- Thị trường nhập khẩu:
Thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Đài Loan- với giá trị nhập khẩu chiếm tới 41% tổng giá trị nhập khẩu. Mặc dù công ty đã có cố gắng trong việc đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nhưng không thể phủ nhận rằng việc giữ tỉ trọng giá trị nhập khẩu cao ở các thị trường truyền thống khiến các mặt hàng nhập khẩu kém đa dạng. Công ty không tận dụng được các thị trường khác có giá sản phẩm nhập khẩu thấp hơn.
- Thực hiện quy trình nhập khẩu:
Trong hoạt động kinh doanh của công ty, các thông tin thị trường hàng hóa, giá cả, chỉ được thực hiện qua các nhân viên xuất nhập khẩu hoặc qua các bản chào hàng khác nhau của đối tác ngoài nước hoặc trong các công ty kinh doanh cùng ngành nghề. Do hạn chế về khả năng tài chính và nguồn nhân lực, công ty chưa có bộ phận chuyên sâu thực hiện nghiệp vụ về nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển thị trường. Do vậy, lượng thông tin mang lại chỉ dừng ở phạm vi hẹp, không kịp thời nên sử dụng chưa hiệu quả.
Những quy định về hải quan vẫn còn nhiều bất cập, dễ nảy sinh tiêu cực. Điều này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác, hải quan vẫn là khâu phức tạp nhất đối với cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.