a)Nhân tố chính trị, luật pháp
Chính trị - luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của Chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới đặc biệt trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu, họ thường tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp.
Chính trị – luật pháp của các quốc gia phản ánh khả năng phát triển của quốc gia đó cả đối nội và đối ngoại. Đường lối, định hướng của Đảng cầm quyền ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối nội, đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự tác động của môi trường chính trị-luật pháp ảnh hưởng vĩ mô đến môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường chính trị ổn định, luật pháp thông thoáng, chặt chẽ không thay đổi thường xuyên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất – nhập khẩu nói riêng. Môi trường ổn định thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và giữa các chủ thể kinh tế ở các quốc gia với nhau. Ngược lại nếu môi trường chính trị, luật pháp không ổn định nó sẽ hạn chế rất lớn tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nói chung và hoạt động xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng.
b)Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại tệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền thanh toán.
Tác động của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương sẽ được xem xét trước tiên thông qua tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu. Khi tỷ giá đồng
19
nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu không được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là một sự sụt giảm trong hoạt động xuất khẩu. Nếu tỷ giá diễn biến tăng liên tục trong một thời gian dài, lợi nhuận các doanh nghiệp xuất khẩu giảm xuống, lượng hàng xuất khẩu sản xuất ra cũng trở nên khan hiếm, kim ngạch sẽ liên tiếp sụt giảm cho đến khi trở về 0. Vấn đề này ảnh hưởng xấu đến kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống thì một tương lai tươi sáng lại mở ra cho các nhà xuất khẩu, do lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều nội tệ hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và phát triển với điều kiện các cho phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tăng lên tương ứng.
Phần còn lại của ngoại thương chính là hoạt động nhập khẩu. Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá đồng nội tăng, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trên nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá giảm (đồng nội tệ giảm giá) sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu sẽ đắt hơn, việc các nhà nhập khẩu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận các nhà nhập khẩu. Một khi lợi nhuận không đủ bù đáp chi phí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó kim ngạch nhập khẩu giảm.
c) Cơ sở hạ tầng
Trong thời đại ngày nay, việc đầu tư cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên số một với mức đầu tư cao vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh. Hệ thống kết cấu hạ tầng khi đã đi vào đồng bộ, hiện đại hơn đã trở thành nguồn động lực to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế. Gắn liền với hoạt động xuất – nhập khẩu đó là hệ thống logistic bao gồm hạ tầng đường sắt, hạ tầng đường bộ, hạ tầng đường hàng không & hạ tầng đường biển, đường thủy nội địa. Cơ sở hạ tầng logistics có vai trò đáp ứng các nhu cầu, các hoạt động sản xuất thiết yếu của chuỗi cung ứng là vận chuyển nguyên liệu & thành phẩm, lưu trữ & xử lý hàng hóa cũng như đảm bảo thông tin liên lạc giữa các mắt xích để tạo thành một dây chuyền sản xuất qua các công đoạn. Trong chuỗi cung ứng, logistics là hoạt động bắt buộc ở mọi công đoạn, kể từ khi nhập nguyên vật liệu, vận chuyển nguyên vật
20
liệu cho quá trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm và lưu trữ kho bãi. Logistics có nhiệm vụ đảm bảo sự sẵn có và thông suốt của hàng hóa & dịch vụ trên thị trường.
d) Các dịch vụ quốc tế
Hệ thống ngân hàng: Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình mua bán quốc tế với sự tham gia của các ngân hàng cung cấp dịch vụ này. Nó không những giúp cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp được thông suốt mà còn giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán ở mức thấp nhất. Việc thanh toán giữa hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương thức thanh toán nhất định.
Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: Cho phép các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được rủi ro cũng như mức độ thiệt hại có thể xảy ra cho các nhà kinh doanh trong buôn bán thương mại quốc tế.
21
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY TNHH TAEYANG VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Tae Yang Việt Nam
Công ty TNHH Tae Yang Việt Nam được thành lập vào năm 2000 theo giấy phép đầu tư số 002/GP-HY do UBND tỉnh Hưng Yên cấp ngày 10/11/2000.
Tên giao dịch chính thức: Công ty TNHH Tae Yang Việt Nam Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Tae Yang Vina co., ltd.
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối A- xã Trưng Trắc- huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 0321 3980292 Fax : 0321 3980295
Mã số thuế : 0900182899
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Lee Hag Ju Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất hàng gia dụng xuất khẩu. Vốn điều lệ: 5.400.000 đô la Mỹ
Tổng diện tích: 30.000 m2
❖ Quá trình phát triển của công ty TNHH Tae Yang Việt Nam
• Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, công ty đã được nhiều thành tựu to lớn và xây dựng được một đội ngũ nhân viên trẻ, sáng tạo và giàu kinh nghiệm. Hiện nay trụ sở chính đặt tại Văn Lâm, Hưng Yên có khả năng cung cấp các sản phẩm đa dạng: thìa, dĩa, xoong nồi inox, sao cho nhiều thị trường xuất khẩu. Với các nỗ lực không mệt mỏi giành cho nghiên cứu cải tiến chất lượng và nâng cao năng suất lao động cũng như năng lực sản suất, TaeYang đã giảnh được sự tin tưởng của khách hàng đến từ châu Âu, Hàn, Đài Loan, Úc,….
• Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, công ty luôn sẵn sàng đáp ứng mọi ứng về số lượng, chất lượng và tiến độ giao hàng của quý khách cho sự phát triển và thịnh vượng chung.
22
• Các sản phẩm mà Tae Yang đem lại đã và đang là những yếu tố quan trọng giúp Tae Yang ngày càng phát triển
• Các sản phẩm của công ty TNHH Tae Yang Việt Nam được sản xuất bằng những trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại của Đức, Hàn Quốc như máy tạo phôi, cán cắt, đột mài, đánh bóng. Sản phẩm sản xuất của công ty là dao, thìa, dĩa được sản xuất theo quy trình công nghệ phức tạp với các tổ chức chuyên môn hóa khác.
❖ Nhiệm vụ của công ty TNHH Tae Yang Việt Nam
Công ty TNHH Tae Yang Việt Nam là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có cách chức năng nhiệm vụ như sau:
Sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp. Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định, đảm bảo có lãi. Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thực hiện những quy định của nhà nước về đảm bảo quyền lợi của người lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo về môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng như những quy định liên quan đến hoạt động của công ty.
❖ Lĩnh vực sản phẩm kinh doanh
Công ty TNHH Tae Yang Việt Nam, là một công ty có khả năng cung cấp các sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã mà đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Các lĩnh vực hoạt động của công ty như sau:
23
lô đánh bóng bằng vải, linh kiện máy móc bằng thép và xây dựng nhà xưởng cho thuê.
- Xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài.
Hình 2.1: Một số sản phẩm của công ty TNHH Tae Yang Việt Nam
Nguồn: Phòng sản xuất của công ty TNHH TaeYang Việt Nam
Để thực hiện được các quy trình công nghệ, công ty TNHH Tae Yang Việt Nam đã xây dựng một quy trình sản xuất như sau:
Bảng 2.1 Quy trình sản xuất công ty TNHH Tae Yang Việt Nam
STT Hoạt động Nhiệm vụ Phương pháp
1 Tạo
khuôn, cắt thép
Phân chia tấm inox theo chiều dài và chiều rộng để có kích thước thích hợp.
Sử dụng máy cắt thích hợp với từng loại thép.
Bằng tay/ Bằng máy
2 Tạo phôi,
cán Làm phôi cắt hình sơ bộ, rồi cán bằng máy cán .
Bằng mắt/ Bằng tay/ Bằng máy
3 Cắt, đột
dập Dập tên nhãn, kí hiệu bằng máy dập .
Bằng tay/ Bằng máy
4 Mài, đánh bóng
Đánh bóng bằng máy đánh bóng mài trên hoặc mài chuỗi sau của sản phẩm.
Bằng tay/ Bằng máy
24
5 Tẩy rửa Làm sạch để đóng gói sản phẩm, làm sạch lần
cuối để khử bột mài, lau sạch bụi Bằng tay
6 Hoàn thiện Được kiểm tra bởi bộ phận QC/QA Bằng tay
8 Đóng gói
Tiến hành đóng gói, treo thẻ, đóng gói đúng quy cách. Sản phẩm hoàn thiện phải được sắp xếp theo cỡ để đóng thùng Bằng tay 9 Kiểm tra hàng thành phẩm trước khi xuất
Kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi xuất cũng như tìm hiểu về dịch vụ kinh doanh. Một số vấn đề liên quan đến chất lượng thường thấy đó là: màu sắc, kích thước…không được phép mắc phải
Bằng tay
Nguồn: Phòng sản xuất của công ty TNHH TaeYang Việt Nam
❖ Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Tae Yang Việt Nam
Công ty TNHH Tae Yang Việt Nam là một đơn vị hạch toán độc lập, sản xuất sản phẩm tập trung tại một địa điểm nên bộ máy công ty được tổ chức theo kiểu trực tiếp, quản lý theo chế độ một thủ trưởng, đảm bảo độ nhanh nhạy, chính xác.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức cơ cấu công ty TNHH Tae Yang Việt Nam
25
❖Tổng Giám Đốc: điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và là người giữ vai trò lãnh đạo toàn công ty, chỉ đạo trực tiếp tới từng phòng ban đồng thời là người chỉ đạo chiến lược phát triển công ty.
❖Phòng nhân sự: lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho công nhân viên của công ty, hoạch định nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty, tổ chức thực hiện công tác hành chính theo chức năng nhiệm vụ và theo yêu cầu của ban giám đốc, giải quyết chế độ hưu trí, mất sức, thôi việc, theo dõi thi đua, khen thưởng.
❖Phòng xuất nhập khẩu: lập triển khai các kế hoạch nhận hàng, xuất hàng nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, thực hiện giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng, xuất hàng đúng yêu cầu, lập triển khai báo cáo cho cơ quan hải quan theo yêu cầu của luật hải quan.
❖Phòng kế toán: giúp ban giám đốc kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài chính của các phòng ban, hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, phương pháp, giúp giám đôc tổ chức công tác thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên.
❖Phòng công nghệ thông tin: quản lý, triển khai ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của công ty, tổ chức thiết kế, lắp đặt thiết bị cho các phòng của công ty .
❖ Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm về lập hóa đơn đặt hàng, quan hệ và tìm khách hàng, bán hàng, giải quyết các khiếu nại của khách hàng, thực hiện quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, nghiên cứu thị trường.
Ngoài ra tổ bảo vệ, vệ sinh, tổ cơ điện, tổ sản xuất đều hoạt động dưới sự quản lý và chỉ đạo của giám đốc.
Tất cả các phòng ban và các tổ sản xuất đều có quan hệ mật thiết với nhau, có nghĩa vụ giúp giám đốc một cách tích cực trên tất cả các mặt để giám đốc ra được những quyết định kịp thời và có hiệu quả.
26
2.2 Tình hình hoạt động của công ty TNHH Tae Yang Việt Nam trong 3 năm 2018 - 2020 2018 - 2020
2.2.1 Tình hình lao động của công ty
Như chúng ta đã biết, nguồn nhân lực là tài sản giá trị và vô giá nhất đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện thành công mục tiêu kinh tế, doanh nghiệp cần khai thác, phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phát triển. Trong đó, “lao động” được xác định là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, công ty TNHH TaeYang Vệt Nam đã tập trung thu hút được số lượng lớn lao động tham gia vào quá trình sản xuất, trong những năm gần đây tình hình cơ cấu lao động của công ty có nhiều biến động. Chính sách của công ty bao gồm lương chế độ làm việc và chế độ phúc lợi an toàn dành cho công nhân viên:
✓ Chính sách của công ty chế độ lương và giờ làm việc
▪ Số giờ làm việc mỗi tuần: 06 ngày
▪ Số giờ làm việc mỗi ngày: 08 giờ (48h mỗi tuần).
▪ Giờ làm việc: từ 8h sáng đến 12h trưa, 13h chiều đến 17h.
▪ Thời gian tăng ca: tối đa 2h/ngày, 12h/tuần.
▪ Mức thu nhập trung bình của công nhân: 6,000,000 VND/tháng.
▪ Mức thu nhập trung bình của công nhân viên: 8.000.000 VND/tháng.
▪ Cách tính lương tăng ca: 150% lương cơ bản cho ngày làm việc bình thường và 200% cho ngày chủ nhật.
▪ Các khoản phụ cấp tiền thưởng: được xét duyệt và cấp phát cho người lao động theo hàng tháng (nếu có).
✓ Sức khỏe, an toàn và phúc lợi.
▪ Người lao động có quyền được uống nước sạch và kiểm tra sức khỏe định kỳ 6