Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty TNHH TaeYang Việt Nam năm 2018 – 2020
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của công ty TNHH TaeYang Việt Nam giai đoạn 2018-2020
35% 20% 15% 12% 11% 5% 2% Năm 2018 25,5% 28% 17,5% 11,7% 8,3% 7% 2% Năm 2019 21,5% 25,2% 16,1% 18,9% 8,3% 7% 3% Năm 2020
Các nước châu Âu Hàn Quốc Mỹ Cannada Singapore Úc
41
Thị trường xuất khẩu của công ty khá rộng, các sản phẩm của công ty TNHH TaeYang Việt Nam xuất khẩu sản phẩm đa quốc gia. Qua số liệu cho thấy thị trường châu Âu (Đức, Ý, Pháp, Thụy Điển….) là nơi được xuất đi nhiều nhất nó chiếm tới 35% cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2018. Nó chứng tỏ tại thị trường châu Âu sản phẩm của công ty được tin dùng, chất lượng tốt, tại thị trường châu Âu mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao đó là bộ đồ ăn do có nhu cầu và đời sống phát triển. Từ đó, ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu tại thị trường châu Âu đã góp phần hết sức quan trọng vào mức tăng trưởng xuất khẩu của công ty. Theo sau thị trường châu Âu là các nước Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Singapore, Úc đây cũng là thị trường tiềm năng để công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Năm 2019, Hàn Quốc tăng 8% so với năm 2018 do nhu cầu sử dụng tăng mạnh. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu tại thị trường châu Âu liên tiếp giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nặng nề và cả những yêu cầu khắt khe về nguồn gốc xuất xứ gặp khó khăn mà công ty gặp phải nên năm 2020 giảm 4% so với năm 2019. Mọi thị trường này có mối liên hệ với nhau của các FTA như CPTPP, RCEP,… vì thế doanh nghiệp càng tập trung khai thác nhiều hơn nữa để tiếp cận sâu vào thị trường, có cơ hội được hưởng những ưu đãi nhiều hơn nhằm góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây đều là thị trường rất tiềm năng nên công ty phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh vô cùng ác liệt cả từ trong nước và nước ngoài.
Bảng 2.5: Một số đối thủ cạnh tranh của công ty
Đặc điểm Công ty TNHH Việt Danh
Công ty TNHH đồ dùng nhà bếp Đông Sơn
Công ty TNHH Dan & Dan
Loại hình công ty
Là công ty Việt Nam Là công ty Việt Nam Là đối tác liên doanh với Andy Mannhart AG (Thụy Sỹ) Thị trường xuất khẩu Mỹ, Hàn Quốc, các nước châu Á Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, Canada, các nước Đông Nam Á
Đông Nam Á, một số nước châu Âu và Singapore
42 Sản phẩm
cạnh tranh
Dao, thìa, dĩa, đũa, dụng cụ nhà bếp
Dụng cụ nhà bếp Dụng cụ ăn uống, thiết bị nhà hàng Điểm
mạnh
-Sản phẩm theo tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ được được chứng nhận bởi các công ty kiểm tra chất lượng hàng đầu như: SGS, Tuv, Intertek,… - Mẫu mã đa dạng phong phú và giá cả hợp lý, hướng tới nhiều khách hàng.
- Được áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, tự động hóa một số công đoạn, sản xuất - Có lợi thế về kênh phân phối
- Khả năng sản xuất cao
-Chất lượng sản phẩm cao cấp
-Có mối quan hệ làm ăn với nhiều chuỗi khách sạn, nhà hàng trong và ngoài nước
Điểm yếu - Sản phẩm không thường xuyên đổi mới, xuất khẩu ít mẫu mã
- Chiến lược marketing chưa hiệu quả
- Họa tiết trên sản phẩm chưa tinh tế và đa dạng - Việc mở rộng thị trường xuất khẩu còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm
- Vì là công ty thứ ba nhập khẩu hàng và xuất khẩu hàng tới các nước khác nên phụ thuộc vào công ty sản xuất
- Chưa mở rộng thị trường, đối tác làm ăn vẫn là bạn hàng cũ
Nguồn: Tác giả tổng hợp