Mục tiêu hàng đầu xúc tiến thương mại là phân bổ có hiệu quả, phối hợp các nguồn lực marketing và các hoạt động để hoàn thành mục tiêu trong thị trường – sản phẩm cụ thể. Do vậy, những quyết định về phạm vi chiến lược marketing liên quan đến xác định phân đoạn thị trường mục tiêu, dòng sản phẩm cũng kể đến là xác định lợi thế
70
cạnh tranh và nguồn lực thông qua chương trình marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến) được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở thị trường mục tiêu. Vậy nên, thông qua chiến lược marketing công ty mới có thể phát triển mạnh mẽ, nó như một đòn bẩy giúp ta tìm kiếm được khách hàng nhanh hơn cũng như giới thiệu được sản phẩm trên toàn thế giới. Do đó, công ty cần có những chiến lược marketing phù hợp, thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất - nhập khẩu. Kế hoạch marketing thường bao gồm một số bước cơ bản để mở rộng thị trường gồm:
-Nghiên cứu thị trường (nghiên cứu môi trường kinh tế, pháp luật, chính trị, văn hóa)
-Phân tích điểm mạnh, điểm yếu
-Mục tiêu (khách hàng, doanh số, thị phần, lợi nhuận)
-Chiến lược marketing (chiến lược giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến)
-Kế hoạch hoạt động
-Kết quả dự báo
Dưới đây là một số giải pháp giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu thông qua hoạt động marketing điển hình sau:
- Xúc tiến tổ chức các sự kiện: tổ chức hoặc tài trợ những sự kiện có sức ảnh hưởng tới cộng đồng.
- Tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, trưng bày hàng mẫu tại đó. - Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: qua báo chí, truyền hình, qua mạng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, về doanh nghiệp.
- Marketing online: quảng cáo trực tuyến thông qua google artwords, quảng cáo trên mạng xã hội,…
- Thông qua hệ thống kênh phân phối nước sở tại để quảng bá sản phẩm và hình ảnh của mình.
71
Chú trọng marketing doanh nghiệp và phát triển sản phẩm đó đều là những giải pháp thiết thực để thu hút đối tác, tuy nhiên chúng ta cũng cần tạo mối quan hệ, duy trì mối quan hệ làm ăn sẵn có bằng chương trình chăm sóc khách hàng (CSKH). Dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty sẽ là sợi dây kết nối, giữ chân khách hàng, mang lại sự hài lòng, thỏa mãn khi hợp tác cùng với công ty. CSKH sẽ mang lại hình ảnh, uy tín cho công ty, mang lại những khách hàng tiềm năng cho công ty được thực hiện gián tiếp qua khách hàng hiện tại – một phương thức quảng cáo miễn phí hiệu quả. Đôi khi khách hàng quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm của công ty không phải là do sản phẩm đó tuyệt vời mà là chính sách hậu mãi, CSKH làm rất tốt. Bên cạnh đó, dịch vụ CSKH sẽ giải quyết toàn bộ mọi thắc mắc khiếu nại và giải thích cho khách hàng những phát sinh để cả hai cùng giải quyết một cách thỏa đáng. Khách hàng luôn cần được doanh nghiệp phản hồi nhanh chóng và dễ hiểu nhất cho những vấn đề họ gặp phải, bộ phận chăm sóc khách hàng nên thu thập tất cả các câu hỏi thường gặp từ khách hàng để có thể xây dựng một ngân hàng câu trả lời. Ngoài ra, để khách hàng tin tưởng và an tâm sử dụng sản phẩm, dịch vụ, mọi hợp đồng mua bán, giao dịch của công ty với khách hàng cần phải rõ ràng, minh bạch và đảm bảo quyền lợi khách hàng cho đến khi kết thúc hợp đồng. Một quy trình chăm sóc với nội dung bài bản sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đồng thời đem lại cho khách hàng những trải nghiệm ấn tượng, nâng cao độ tín nhiệm của sản phẩm, dịch vụ của mình.
72
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự giao thương giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thị trường mà ngày càng cạnh tranh. Sự tồn tại và phát triển của hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả do đó phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật công nghệ sản xuất chúng. Nền kinh tế thế giới đang ngày càng đổi mới làm xuất hiện xu thế mới – hình thành những nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh ấy, kinh tế với những bước tiến đáng kể đang và sẽ hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
Khái quát và hệ thống hóa những lý luận về hoạt động xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp và vận dụng vào điều kiện thực tế của công ty TNHH TaeYang Việt Nam. Phân tích đầy đủ và chính xác tình hình kinh doanh và thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian qua, chỉ ra những thành công và tồn tại từ đó có những giải pháp thiết thực để tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp
Năm 2020, hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn thế giới đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19, mặc dù Chính phủ đã nỗ lực giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn nhưng đây là thách thức chung đối với tất cả doanh nghiệp. Vì vậy công ty TNHH TaeYang Việt Nam đang nỗ lực, phấn đấu phát triển vượt qua giai đoạn này, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt trong giai đoạn này, từ nay đến hết 2025.
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2005), Luật Thương mại
2. Hoàng Đức Thân (2006), Giao dịch và đàm phán kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, tr 15-20
3. Trần Hòe (2009), Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr 5 - 7
4. Cơ hội giao thương, Việt Nam Export: http://vietnamexport.com/co-hoi-giao- thuong/attr-10-177/cn8.html
5. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/inf/Forms/Searches/EnterpriseSearchList.aspx? h=9c91
6. Minh Thư (2020), “Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia các FTA”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/thoi-su/co-hoi-va-thach- thuc-khi-viet-nam-tham-gia-cac-fta-565441.html [12/10/2019]
7. Phạm Thanh Thanh (2018), “Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam hiện nay” Tạp chí tài chính: https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/tac- dong-cua-ty-gia-hoi-doai-den-can-can-thuong-mai-viet-nam-hien-nay-138529.html [28/04/2018]
8. Phạm Trung Hải (2019), “ Phát triển ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam”, Tạp chí tài chính: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nganh-dich- vu-logistics-tai-viet-nam-306129.html [28/04/2019]
9. Vũ Thị Giang (2021), “Tác động của đại dịch Covid-19 đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam”, Tạp chí tài chính: https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi- bat/tac-dong-cua-dai-dich-covid19-den-tinh-hinh-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam- 335317.html, [26/06/2021]
10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI:http://comis.covcci.com.vn/ 11. Thông tin công ty tại Hưng Yên: https://hung-yen.congtydoanhnghiep.com/
74
13. Trung tâm WTO và hội nhập phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: http://trungtamwto.vn/
14. Đỗ Mạnh Cương (2018), Báo cáo tài chính công ty TNHH TaeYang Việt Nam năm 2018, Công ty TNHH TaeYang Việt Nam, Hưng Yên
15. Đỗ Mạnh Cương (2019), Báo cáo tài chính công ty TNHH TaeYang Việt Nam năm 2019, Công ty TNHH TaeYang Việt Nam, Hưng Yên
16. Đỗ Mạnh Cương (2020), Báo cáo tài chính công ty TNHH TaeYang Việt Nam năm 2020, Công ty TNHH TaeYang Việt Nam, Hưng Yên