Tận dụng ưu đãi từ hiệp định thương mại tự do

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty TNHH tae yang việt nam (Trang 70 - 72)

Việt Nam đã là thành viên của WTO và đang ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế vì thế cũng phát triển. Từ những hiệp định Thương mại đa phương và song phương đã tạo thuận lợi cho thương mại, xóa bỏ rào cản trong hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, việc tiếp cận những thị trường cũng dễ dàng hơn thủ tục, chi phí, thuế suất dẫn được giảm dần và xóa bỏ. Vì thế công ty cần có đội ngũ am hiểu pháp luật cả về quốc tế và Việt Nam để cập nhật xu hướng thế giới, tránh bỏ lỡ cơ hội phát triển thị trường.

Đầu tiên doanh nghiệp phải tự nhìn nhận về mình, về sản phẩm của mình như thế nào, có điểm mạnh, ưu thế nào, sẽ hướng đến xuất khẩu vào thị trường nào và đối

64

tác cụ thể. Cần thẳng thắn nhìn nhận về năng lực sản xuất và đáp ứng các yêu cầu của quốc gia sở tại và đối tác yêu cầu, tiêu chuẩn. Từ đó, tập trung khai thác vào quy tắc xuất xứ, inconterms, HS code và các điều khoản phi thuế quan để tối đa hóa lợi ích của FTA. vào quy tắc xuất xứ - một khía cạnh quan trọng của tận dụng ưu đãi FTA. Quy tắc xuất xứ (ROO) là yếu tố để xác định hàng hóa của doanh nghiệp có thuộc diện được ưu đãi thương mại hay không, bao gồm ưu đãi thuế quan, phi thuế quan… Đây cũng là yếu tố phục vụ thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại như chống bán phá giá, biện pháp tự vệ thương mại….Hơn nữa, lưu ý đến inconterms – những điều khoản thương mại quốc tế. Doanh nghiệp còn ít dành sự quan tâm của mình để tìm hiểu kỹ về inconterms. Cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu và cùng đưa ra inconterms với đối tác đảm bảo doanh nghiệp nắm vững từng điều khoản trong hợp đồng đó, nếu muốn tối đa hóa lợi ích của FTA, doanh nghiệp phải hiểu rõ về HS code. Mã số sản phẩm quy chuẩn quốc tế, được phân loại sản phẩm ra các cấp số như 2 số,4, 6, 8 số, mã số càng nhiều thì thông tin miêu tả về sản phẩm càng cụ thể hơn và ưu đãi thuế quan cũng lớn hơn.

Đặc biệt, hiệp định EVFTA - Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu (EU) - Việt Namđã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đây là hiệp định thương mại thế hệ mới với nhiều ưu đãi đối Việt Nam, cơ hội vàng để cả hai đẩy mạnh hợp tác phát triển, các doanh nghiệp cần năng động hơn tìm hiểu và nắm bắt cơ hội khai thác thị trường rộng lớn với hơn 450 triệu dân của EU. EU còn là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất – nhập khẩu, với phong cách châu Âu họ sử dụng bộ dao dĩa khi ăn chứ không sử dụng đũa như ở Việt Nam.Với mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là mặt hàng thép thì được hưởng rất nhiều ưu đãi đặc biệt về thuế từ một số FTA mà Việt Nam tham gia như: Hiệp định ASEAN (ATIGA), Việt Nam-Nhật Bản (VJFTA), Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA)… Mở cửa thị trường hàng hóa trong các FTA thế hệ mới sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng, tận dụng được chính sách mở cửa từ các thị trường do FTA trước đây mang lại; mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng làm nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất

65

khiến chi phí sản xuất của công ty giảm. Từ đó, giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn, thúc đẩy sản xuất để xuất khẩu; đồng thời, thúc đẩy sản xuất trong nước, sử dụng các yếu tố sản xuất có hàm lượng nội địa, dẫn tới tăng đầu tư và việc làm, giảm nhập khẩu để tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty TNHH tae yang việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)