Tìm kiếm khách hàng mới và phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty TNHH tae yang việt nam (Trang 74 - 76)

Với loại hình kinh doanh xuất – nhập khẩu, công ty thường sẽ nằm trong thế bị động. Kim ngạch xuất – nhập khẩu tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng đặt hàng nên kế hoạch sản xuất cũng ở trong tình trạng bị động, chạy theo kế hoạch mà đối tác đặt hàng. Vậy nên, bên cạnh một số đối tác hiện có, công ty cần chủ động tìm kiếm đối tác, giảm bớt áp lực cho công ty khi lượng đặt hàng thấp. Khác với khách hàng trong nước là người có thể tìm đến công ty bạn để gặp trực tiếp một cách dễ dàng thì các đối tác nước ngoài lại chỉ có thể biết đến công ty bạn qua internet. Vì thế website công ty là nơi mà đối tác sẽ vào truy cập tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của công ty đầu tiên. Một số giải pháp phát triển website:

Website công ty phải có ít nhất một lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Anh (trong trường hợp công ty cần tập trung vào các thị trường đặc thù thì có thể có thêm lựa chọn cho ngôn ngữ ở thị trường đấy, VD: tiếng Trung, tiếng Nhật…).

Website công ty cần phải thể hiện rõ ràng và chi tiết các thông tin, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ, và các thông tin liên lạc để khách hàng có thể liên hệ với bạn được dễ dàng (địa chỉ, số điện thoại bàn, điện thoại di động, facebook, skype, email,…).

Website cũng cần làm nổi bật các đặc điểm của công ty như về năng lực đội ngũ nhân sự, tầm nhìn, sứ mệnh, phản hồi, đánh giá của các đối tác lớn.

68

Xây dựng profile giới thiệu công ty cũng là một cách để thu hút người đọc. Giới thiệu tổng quan về công ty (nhãn hiệu; tên công ty; địa chỉ; câu định vị thương hiệu; hình ảnh nổi bật; các cột mốc phát triển; hoạt động, sự kiện tiêu biểu; các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; tầm nhìn, sứ mệnh, đội ngũ nhân sự) và các nhà máy – nếu có (hình ảnh, địa chỉ nhà máy, hệ thống máy móc, công suất của nhà máy,…). Chi tiết về các dịch vụ, sản phẩm chính của công ty. Kể ra một số đối tác lớn, các thị trường chủ chốt của công ty, phản hổi của các khách hàng lớn để tạo sự tin tưởng cho người đọc. Thông tin liên hệ của công ty: địa chỉ, số điện thoại công ty, đường dây nóng, email, website,…và một số kênh truyền thông như facebook, fanpage, linkedin, instagram,…

Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng từ những nguồn có cung cấp thông tin doanh nghiệp như:

Truy cập trang web của các nhà tổ chức hội chợ: Trong trang web của những đơn vị tổ chức hội chợ thường hay thể hiện thông tin khách mời, các doanh nghiệp tham dự triển lãm. Hãy tận dụng những thông tin này để tìm kiếm website của họ và email liên hệ để chào hàng.

Mua thông tin dữ liệu từ hải quan: Hải quan Việt Nam có lưu trữ đầy đủ dữ liệu về các hoạt động xuất nhập khẩu. Khi mua thông tin dữ liệu hải quan, sẽ có được thông tin của những đối thủ của công ty, thông tin những khách đang nhập khẩu từ Việt Nam và cả giá mua bán của họ.

Các cổng thông tin thị trường giữa Việt Nam và nước ngoài (1) Việt Nam Export: http://vietnamexport.com

(2) Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ: http://www.vntousa.org/vn/ (3) Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển: https://vietnordic.com/ (4) Thương vụ Việt Nam tại Singapore: http://vntradesg.org/ ,… (5) Cục xúc tiến thương mại: http://www.vietrade.gov.vn/index.html (6) Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư:

69

Ngoài việc tìm kiếm những đối tác mới trong hoạt động xuất khẩu công ty cũng cần phải đưa ra những biện pháp cho hoạt động nhập khẩu, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường trong nước, tìm những sản phẩm nội địa sẵn có, chất lượng tương đương để không quá lệ thuộc vào việc nhập khẩu hàng hóa vừa giúp phát triển các doanh nghiệp trong nước vừa tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Việc nhập khẩu hàng hóa không có nghĩa là tiêu cực mà thông qua nó ta còn có thể mở rộng thị trường thông qua những mối quan hệ làm ăn, giới thiệu sản phẩm qua bên thứ ba, thu hút được khách hàng, mở rộng thêm tại thị trường tiêu thụ, chiếm lĩnh nhiều đoạn, nhiều khúc của thị trường khác nhau, từ đó nâng cao được doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Liên tục tìm kiếm nhà cung cấp các loại hàng hóa trong và ngoài nước, lập phương án cho từng mặt hàng, không quá phụ thuộc nguyên liệu vào một thị trường nào đó, tránh được những sự cố khan hiếm hàng hóa hãy những sự kiện bất ngờ nào đó.

Bên cạnh những giải pháp tìm kiếm thị trường mới, chúng ta cần chú trọng phát triển sản phẩm thì mới thu hút được nhiều bạn hàng. Sản phầm cần đa dạng thêm mẫu mã, họa tiết tinh tế, phù hợp cho từng thị trường khác nhau như mạ vàng, thiết kế theo nét văn hóa đặc trưng của từng quốc gia, hay thay đổi cả về cách thức đóng gói hàng hóa, bao bì bắt mắt, một bộ quà tặng cao cấp với nhiều món khác nhau, phát triển thêm sản phầm đi kèm nhằm bảo vệ sản phẩm,….Để phát triển được sản phẩm công ty cần phải đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị, không ngừng học hỏi các tiến bộ khoa học công nghệ mới để áp dụng vào phát triển công ty, không ngừng đổi mới phương pháp sản xuất – tận dụng triệt để nguyên vật liệu và ít lãng phí vật liệu hơn, từ đó mới có thể cho ra mắt nhiều sản phẩm mới. Với mục đích mang lại những giá trị tốt nhất đến tay người tiêu dùng, công nghệ không ngừng đổi mới, thiết kế tinh xảo, đảm bảo đổ dùng đẹp, cân đối hoàn hảo, giá cả phải chăng.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty TNHH tae yang việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)