Xuất tiêu chuẩn viên nén fenofibrat 145mg và cốm fenofibrat thu được

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat (Trang 28)

2.2.3. Đánh giá sinh khả dụng của viên nén fenofibrat 145mg thu được so sánh với viên đối chiếu ở in vivo.

19

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp bào chế viên nén fenofibrat 145mg

Hình 1.3. Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế viên nén fenofibrat 145mg quy mô 1.000 viên/ lô.

Bào chế viên nén FB theo các giai đoạn như sơ đồ trên, chi tiết phương pháp bào chế như sau:

Chuẩn bị:

Các nguyên liệu phải được kiểm nghiệm và đạt các tiêu chuẩn như ở bảng 2.1 Các thiết bị, dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ, khô và sạch trước khi bào chế.

Các giai đoạn pha chế:

2.3.1.1. Giai đoạn 1: Bào chế hỗn dịch Fenofibrat

Công thức cho 1 mẻ nghiền 300 ml/ 4 cối hỗn dịch Fenofibrat

Bảng 2.2. Công thức cho 1 mẻ nghiền 300 ml/ 4 cối hỗn dịch Fenofibrat

Thành phần KL 1 cối KL 4 cối

Fenofibrat 22,5 g 90 g

HPMC E6 1,125g 4,5 g

20

DOSS 0,06 g 0,24 g

Nước tinh khiết 75 ml 300 ml

- Cân dược chất (90g FB) và TD theo tỉ lệ đã định.

- Chuẩn bị dung dịch chất ổn định: hoà tan hoặc ngâm trương nở polyme (gồm HPMC E6 và HPC) vào trong 270 ml nước

- Hoà tan 0,24g Natri Docusat (DOSS) bằng 30 ml nước sôi.

- Phối hợp dược chất với các dung dịch chất ổn định thu được hỗn dịch chứa tiểu phân micro fenofibrat.

- Nghiền ướt bằng thiết bị nghiền bi với các thông số thiết bị nghiền bi XQM- 2A như sau:

 Số lượng cối nghiền: 4 cối

 Tần số: 500rpm

 Khối lượng bi: 500 g bi/ cối làm từ vật liệu Ziconic kích thước 5mm.

 Thời gian nghiền: 5 giờ

 Chu kì nghiền: 1 giờ- nghỉ 10 phút.

- Thu hỗn dịch chứa tiểu phân nano fenofibrat, lọc qua rây 0,18mm.

2.3.1.2. Giai đoạn 2: Rắn hóa hỗn dịch chứa tiểu phân nano fenofibrat bằng phương pháp tạo hạt sử dụng máy bao tầng sôi Mini Glatt

Công thức dịch phun cho quá trình tạo hạt

Bảng 2.3. Công thức dịch phun cho quá trình tạo hạt

1 cối nghiền 4 cối nghiền Công thức dịch nghiền Fenofibrat (g) 22,5 90 HPC (g) 0,75 3,0 HPMC E6 (g) 1,125 5 DOSS (g) 0,06 0,24

Nước tinh khiết (ml) 75 300 TD thêm vào dịch

nghiền

Manitol (g) 22,5 45

DOSS (g) 0,42 1,68

HPMC E6 (g) 1,125 5

Khối lượng nhân trơ

SuperTab 11SD (g) 30 120

Tiến hành:

- Cân khối lượng hỗn hợp TD thêm vào theo công thức. - Pha dung dịch HPMC E6 10%: phân tán

21

- Hỗn dịch nghiền thu được từ mỗi mẻ nghiền thêm các thành phần TD giúp ổn định, tăng thấm vào dịch nghiền, tiến hành tạo hạt.

- Cân 120 g SuperTab 11SD cho khối lượng hỗn dịch nano chứa tương đương 90g fenofibrat

- Cho nhân trơ vào trong máy, sấy đến khi đạt nhiệt độ khoảng 10 phút, tiến hành tạo hạt theo thông số tạo hạt thích hợp.

- Thông số quá trình tạo hạt:

 Nhiệt độ đầu vào: 60o C

 Nhiệt độ sản phẩm: 37- 40oC (có thể thay đổi tuỳ theo khả năng tạo hạt)

 Lưu lượng khí đầu vào: 15- 20 m3/giờ

 Áp súng súng phun: 1,2- 1,5 bar

 Đường kính vòi phun: 0,3 mm

 Tốc độ phun dịch: 70 -90 ml/ giờ (có thể thay đổi tuỳ theo khả năng tạo hạt)

- Sau khi tạo hạt xong, sấy cốm thu được thêm 10 phút để cốm về nhiệt độ thường, lấy cốm để trong bình hút ẩm 24 giờ để cốm ốn định.

2.3.1.3. Giai đoạn 3: Bào chế viên nén bao phim chứa tiểu phân nano fenofibrat

- Hạt thu được theo phương pháp trên đạt yêu cầu sẽ được trộn TD theo công thức bằng thiết bị trộn lập phương ERWEKA, tốc độ 30 vòng/ phút, thời gian trộn là 7 phút

- Lấy mẫu để kiểm tra.

- Sau đó dập viên theo bằng phương pháp dập thẳng trên máy dập viên quay tròn SHAKTI. Sử dụng chày hình oval, chày lõm, độ cứng 7-9 Kp, khối lượng viên 640mg.

- Tiến hành bao phim trên thiết bị SHAKI LABCOAT, với thông số quá trình bao phim như sau:

 Nhiệt độ khí vào: 700C

 Nhiệt độ sản phẩm: 35-400C

 Lưu lượng khí vào: 80%

22

 Tốc độ lồng bao: 10 vòng/phút

 Tốc độ cấp dịch: 20 vòng/phút

 Áp lực khí phun: 1 bar

2.3.2. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tiểu phân nano fenofibrat

2.3.2.1. Đánh giá kích thước tiểu phân trung bình (KTTP) và phân bố kích thước tiểu phân (PDI)

Nguyên tắc xác định KTTP: KTTP xác định bằng phương pháp tán xạ laser. Chiếu một chùm tia laser vào hỗn dịch chứa các tiểu phân có kích thước khác nhau sẽ thu được mức độ tán xạ ánh sáng khác nhau. Bằng cách đo cường độ tán xạ có thể xác định được KTTP trung bình.

Tiến hành: Mẫu sau khi li tâm 1000 rpm trong 10 phút được pha loãng bằng một lượng nước thích hợp đã lọc qua màng lọc cellulose 0,2 µm để tránh hiện tượng đa tán xạ. Tốc độ đếm tiểu phân (count rate) nằm trong khoảng 200-400 kcps. Tiến hành đo mẫu trên máy quang phổ photon ánh sáng Zetasizer Nano ZS90 ở nhiệt độ 25 ± 2ºC.

Đánh giá kết quả: Zaverage, PDI. Trong đó, chỉ số Zaverage (đơn vị đo “d. nm” là số nanomet đường kính tiểu phân) gần tương đương với KTTP trung bình của mẫu khi giá trị PDI nhỏ (0 - 0,3) và dùng để so sánh về kích thước giữa các mẫu niosome khác nhau. Khi PDI lớn (> 0,5) thì chỉ số Zaverage không có ý nghĩa, dựa vào vị trí của các peak trên đồ thị phân bố KTTP để so sánh kích thước giữa các mẫu [7].

2.3.2.2. Xác định hàm lượng dược chất trong hỗn dịch bào chế sau li tâm

Nguyên tắc: Sử dụng lực li tâm ở tốc độ thấp và thời gian ngắn để loại tinh thể KTTP lớn (micron), giữ lại tinh thể KTTP nhỏ hơn. Từ đó sơ bộ xác định được hàm lượng dược chất ở dạng nano trong hỗn dịch bào chế.

Tiến hành: Mẫu nghiền bi fenofibrat pha loãng bằng một lượng nước cất thích hợp đã lọc qua màng cellulose acetat 0,2 µm. Khuấy đều trong 5 phút để phân tán đều hỗn dịch.

Mẫu dược chất toàn phần: Lấy chính xác 1 ml hỗn dịch trên cho vào bình định mức thích hợp (𝐷𝑡𝑝- Độ pha loãng của mẫu toàn phần). Thêm 5 ml MeOH, đậy kín và siêu âm trong 10 phút. Bổ sung dd NaLS 0,72% vừa đủ đến vạch, lắc đều. Đo quang ở bước sóng 289 nm với mẫu trắng là dd NaLS 0,72%.

23

Mẫu hỗn dịch dược chất sau li tâm: Hút chính xác 10 ml hỗn dịch trên cho vào ống li tâm 14 ml và tiến hành li tâm ở tốc độ 1000 rpm trong 10 phút. Hút 1 ml dịch phía trên sau li tâm vào bình định mức thích hợp (𝐷𝑙𝑡 - Độ pha loãng của mẫu li tâm), bổ sung bằng dd NaLS 0,72% vừa đủ đến vạch, lắc đều để hòa tan. Đo quang ở bước sóng 289 nm.

Hàm lượng dược chất (HLDC) sau li tâm được tính bằng công thức sau: 𝐻𝐿𝐷𝐶 𝑠𝑎𝑢 𝑙𝑦 𝑡â𝑚 𝑥 𝑟𝑝𝑚 = 𝐴𝑙𝑡∗ 𝐷𝑙𝑡

𝐴𝑡𝑝∗ 𝐷𝑡𝑝∗ 100% Trong đó :

𝐷𝑙𝑡, 𝐷𝑡𝑝 là độ pha loãng của mẫu sau li tâm ở 1000 rpm và mẫu toàn phần. 𝐴𝑙𝑡, 𝐴𝑡𝑝 là mật độ quang của mẫu sau li tâm ở 1000 rpm và mẫu toàn phần.

2.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng cốm fenofibrat.

2.3.3.1. Xác định hàm lượng dược chất trong cốm sau khi phân tán và li tâm ở tốc độ 1000rpm.

 Nguyên tắc: Tương tự như mục 2.3.2.2.

 Tiến hành:

Mẫu trắng: dd NaLS 0,72%.

Mẫu chuẩn: Cân chính xác khoảng 10 mg FB vào bình định mức 100 ml. Hòa tan bằng 10 ml MeOH, siêu âm 10 phút cho tan hoàn toàn rồi bổ sung vừa đủ bằng dung dịch NaLS 0,72%. Pha loãng 10 lần bằng dd NaLS 0,72% và đo quang ở bước sóng 289 nm.

Mẫu thử: Cân chính xác lượng cốm/ bột viên chứng sau khi nghiền có chứa khoảng 10 mg FB vào ống li tâm 14 ml. Thêm chính xác 10 ml nước cất. Lắc trong 10 phút cho cốm phân tán đều rồi tiến hành li tâm ở tốc độ 1000rpm. Sau đó hút 1 ml dịch phía trên pha loãng vào bình định mức thích hợp (𝐷𝑙𝑡- Độ pha loãng của mẫu li tâm), bổ sung bằng dd NaLS 0,72% vừa đủ đến vạch, lắc đều để hòa tan. Đo quang ở bước sóng 289 nm với mẫu trắng là dd NaLS 0,72%.

 Hàm lượng dược chất trong cốm sau khi phân tán và li tâm được tính bằng công thức sau:

𝐻𝐿𝐷𝐶 𝑠𝑎𝑢 𝑙𝑖 𝑡â𝑚 1000 𝑟𝑝𝑚 = 𝐴𝑙𝑡∗ 𝐷𝑙𝑡∗ 𝐶𝑐

24 Trong đó :

𝐷𝑙𝑡 là độ pha loãng của mẫu sau li tâm ở x rpm.

𝐴𝑙𝑡, 𝐴𝑐 là mật độ quang của mẫu sau li tâm ở 1000 rpm và mẫu chuẩn. 𝐶𝐶 là nồng độ của mẫu chuẩn (µg/ml).

𝑚𝑐ố𝑚 là khối lượng cân của mẫu cốm (g). HLDCTP là hàm lượng FB trong cốm (%)

Chỉ tiêu định lượng, độ hoà tan cốm Fenofibrat được xây dựng theo chuyên luận viên nén Fenofibrat Dược điển Mĩ 43 [44].

2.3.3.2. Định lượng

Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)

 Chuẩn bị mẫu:

Nước acid hóa: Điều chỉnh nước cất đến pH 2,5 ± 0,1 bằng acid phosphoric đặc.

Pha động: Acetonitril – nước acid hóa (70 : 30).

Dung dịch chuẩn gốc: Pha dung dịch fenofibrat chuẩn trong pha động có nồng độ chính xác khoảng 0,5 mg/ml.

Dung dịch chuẩn: Pha dung dịch fenofibrat chuẩn trong pha động có nồng độ chính xác khoảng 0,05 mg/ml.

Dung dịch thử gốc: Cân chính xác một lượng cốm tương ứng với 50 mg fenofibrat vào bình định mức 100 ml, thêm 30 ml nước acid hóa, lắc để phân tán đều. Thêm khoảng 50 ml acetonitril, lắc siêu âm 10 phút để hòa tan. Thêm acetonitril vừa đủ đến vạch. Lắc đều, lọc.

Dung dịch thử: Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử gốc thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch thử độ thích hợp của hệ thống sắc ký: Cân khoảng 5,0 mg mỗi chuẩn fenofibrat tạp A và fenofibrat tạp B vào bình định mức 50,0 ml, hòa tan và pha loãng vừa đủ thể tích bằng acetonitril. Hút 1,0 ml dung dịch thu được vào bình định mức 200 ml, pha loãng vừa đủ bằng pha động để được dung dịch chứa 0,5 µg/ml mỗi chuẩn tạp A và tạp B.

 Điều kiện sắc ký: Sử dụng cột sắc kí là Cột RP18, 250 x 4,6 mm, 5µm, duy trì ở 35°C, Detector UV ở bước sóng 286 nm. Tốc độ dòng: 1,2 ml/min. Thể tích tiêm: 10 µl.

25

Tiêm dung dịch thử độ thích hợp của hệ thống: độ phân giải giữa 2 pic tạp chất A và B của fenofibrat không ít hơn 2,0.

Tiêm dung dịch chuẩn: RSD% của diện tích pic fenofibrat từ 06 lần tiêm lặp lại không quá 2,0%.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng fenofibrat trong cốm dựa vào diện tích pic thu được từ dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C20H21ClO4 của fenofibrat chuẩn.

* Công thức tính toán:

𝐻à𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 = 𝑆𝑡 𝑥 𝑀𝑐 𝑥 𝐻𝐿𝑐 𝑥 𝐷𝑡

𝑆𝑐 𝑥 𝐷𝑐 𝑥 𝑀𝑡 𝑥 100% Trong đó

- St, Sc: Diện tích pic từng dung dịch thử & fenofibrat chuẩn; - Mc, Mt: Lượng cân fenofibrat chuẩn& mẫu thử (g);

- HLc: Hàm lượng của chuẩn (%); - Dt, Dc: Độ pha loãng thử& chuẩn;

2.3.3.3. Độ hoà tan

 Mẫu thử: Lượng cốm chứa 145 mg fenofibrat

 Điều kiện thử hoà tan như sau:

Thiết bị kiểu cánh khuấy, môi trường: 1000 ml dung dịch NaLS 0,05 M, tốc độ cánh khuấy: 50 rpm, thời gian: 30 phút.

 Tiến hành: Xác định hàm lượng hoạt chất hòa tan bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

 Điều kiện sắc ký:

- Cột sắc ký: Cột RP18, 150 x 4,6 mm, 5µm, Detector UV ở bước sóng 286 nm, tốc độ dòng: 1,0 ml/min, thể tích tiêm: 10 µl.

 Chuẩn bị mẫu:

Dung dịch đệm pH 2,9: Điều chỉnh pH của dung dịch kali dihydrophosphat 136 mg/l đến pH 2,9 ± 0,05 với dung dịch acid phosphoric 10%.

Pha động: Methanol – dung dịch đệm pH 2,9 (80 : 20).

Dung dịch chuẩn: Pha dung dịch fenofibrat trong pha động có nồng độ chính xác khoảng 0,145 mg/ml.

26

Dung dịch thử: Sau thời gian thử, hút dung dịch thử, lọc qua màng lọc 0,45 µm, bỏ dịch lọc đầu.

Thử độ thích hợp của hệ thống sắc ký: Tiêm lặp lại 06 lần dung dịch chuẩn, RSD% của diện tích pic fenofibrat không quá 2,0%, hệ số đối xứng pic (T) không quá 2,0.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng fenofibrat trong cốm hòa tan dựa vào diện tích pic thu được từ dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C20H21ClO4 của fenofibrat chuẩn.

 Công thức tính toán

𝐻à𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 = 𝑆𝑡 𝑥 𝑀𝑐 𝑥 𝐻𝐿𝑐 𝑥 𝐷𝑡

𝑆𝑐 𝑥 𝐷𝑐 𝑥 𝑀𝑡 𝑥 𝐻𝐿𝑓 𝑥 100%

Trong đó:

- St, Sc: Diện tích pic từng dung dịch thử & fenofibrat chuẩn; - Mc, Mt: Lượng cân fenofibrat chuẩn& cốm fenofibrat(g); - HLc, HLf: Hàm lượng của chuẩn và cốm fenofibrat(%); - Dt, Dc: Độ pha loãng thử& chuẩn;

2.3.3.4. Đánh giá hiệu suất tạo hạt:

Hiệu suất tạo hạt được tính theo công thức sau: 𝐻𝑝 =𝑚𝑡𝑡

𝑚𝑙𝑡𝑥100 (%)

Trong đó: mtt là khối lượng chất rắn tăng lên sau khi bao (g) mlt là khối lượng chất rắn sử dụng để bao (g)

2.3.3.5. Đánh giá kích thước cốm:

Phương pháp rây thủ công: Sử dụng rây có kích thước 250 µm để xác định kích thước cốm.

Cân khối lượng khoảng 20g bột cốm, cho qua rây có kích thước 250 µm, gõ rây cho cốm đi qua rây trong 5 phút.

Cân khối lượng cốm đi qua rây.

2.3.3.6. Xác định khối lượng riêng biểu kiến, chỉ số Carr và độ trơn chảy:

27

Nguyên tắc: Cân một lượng cốm có khối lượng xác định cho vào ống đong, đọc thể tích cốm, sau đó đặt lên máy và gõ với tần số xác định đến thể tích không đổi. Khối lượng riêng biểu kiến là tỷ lệ giữa khối lượng và thể tích sau khi gõ.

Tiến hành: Cân lượng cốm m (g) tương ứng khoảng 20 ml cho vào ống đong 50 ml, đọc thể tích thô (𝑉𝑡ℎô). Gõ liên tục trong 3 phút theo chương trình đã định bằng máy đo tỉ trọng Erweka SVM thu được thể tích thực (𝑉𝑡ℎự𝑐).

Khối lượng riêng biểu kiến được tính: 𝐷𝑏𝑘 = 𝑚

𝑉𝑡ℎự𝑐 (g/cm3)

Xác định độ trơn chảy:

Tiến hành đo độ trơn chảy của cốm trên máy đo độ trơn chảy Erweka, GTL với đường kính phễu 10 mm. Cân lượng cốm khoảng 20 g, 40 g, 60 g, 80 g cho lên buồng chứa bột của máy. Xác định thời gian cốm chảy qua phễu.

Độ trơn chảy của cốm được tính bằng công thức:

Độ 𝑡𝑟ơ𝑛 𝑐ℎả𝑦 (𝑔/𝑠) = 𝑠ố 𝑔𝑎𝑚 𝑝𝑒𝑙𝑙𝑒𝑡 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑝𝑒𝑙𝑙𝑒𝑡 𝑐ℎả𝑦

2.3.4. Phương pháp đánh giá chất lượng viên nén.

2.3.4.1. Độ đồng đều khối lượng:

Đánh giá đồng đều khối lượng viên theo chuyên luận thử đồng đều khối lượng viên nén của dược điển Việt Nam V.

2.3.4.2. Định lượng

Định lượng FB có trong viên nén bằng phương pháp HPLC

 Chuẩn bị mẫu

Pha động và dung dịch chuẩn, dung dịch thử, dung dịch thử độ thích hợp của hệ thống sắc ký: tương tự mục 2.3.3.2.

Dung dịch thử gốc: Cân 20 viên, loại bỏ lớp bao phim, tính khối lượng trung bình viên và nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với 50 mg fenofibrat vào bình định mức 100 ml, thêm 30 ml nước acid hóa, lắc để phân tán đều. Thêm khoảng 50 ml acetonitril, lắc siêu âm 10 phút để hòa tan. Thêm acetonitril vừa đủ đến vạch. Lắc đều, lọc.

 Điều kiện sắc ký, tiến hành: tương tự mục 2.3.3.2

28

𝐻à𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 = 𝑆𝑡 𝑥 𝑀𝑐 𝑥 𝐻𝐿𝑐 𝑥 𝐷𝑡 𝑥 𝐾𝐿𝑇𝐵𝑉

𝑆𝑐 𝑥 𝐷𝑐 𝑥 𝑀𝑡 𝑥 0,145 𝑥 100%

Trong đó

- St, Sc: Diện tích pic fenofibrat của dung dịch thử và dung dịch chuẩn; - Mc, Mt: Lượng cân fenofibrat chuẩn và mẫu thử(g);

- HLc: Hàm lượng của chuẩn (%); - Dt, Dc: Độ pha loãng thử và chuẩn; - KLTBV: Khối lượng trung bình viên (g);

- 0,145: Lượng lý thuyết fenofibrat có trong viên (g).

2.3.4.3. Độ hoà tan:

 Mẫu thử: Viên nén fenofibrat 145 mg

 Điều kiện hòa tan, điều kiện sắc kí, tiến hành: tương tự mục 2.3.3.3.

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)