NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM MỘT số NƯỚC

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 53 - 57)

ì. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

1. Khái niệm và đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt N a m

1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

N ă m 1986, Đấ t nước bước vào Đổ i mới với khẳng định từ bỏ vĩnh viận chế độ bao cấp và nền kinh t ế kê hoạch hóa tập trung, ấn định con đường "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". V ớ i nhiều cải cách kinh tế toàn diện, một nền k i n h tế nhiều thành phần đã ra đời mang lại những biên đổi

mạnh mẽ cho bộ mặt đất nước. Trong quá trình biến dổi đó, các doanh nghiệp

nhỏ và vừa đã đóng vai trò quan trọng, trở thành công cụ đắc lực và tin cậy cho các chính sách phát triển kinh tế đất nước.

Nếu so với các nước trên t h ế giới thì lịch sử các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khá mới mẻ ở Việt Nam.và khái niệm này chỉ vừa được biết đến từ những năm 1990.

Một số ý kiến cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như tương ứng với doanh nghiệp loại 2 và loại 3 theo phân loại doanh nghiệp trong cơ chê bao cấp ( với tiêu chí là số lao động trong biên chế). K ê từ khi chính quyền và xã hội công nhận khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cho tới trước năm 1998, một số địa phương, cơ quan cũng đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa: Số lao động( dưới 500), giá trị tài sản cố định ( dưới 10 tỷ đồng), số dư vốn lưu động ( dưới 8 tỷ đồng) và doanhg thu hàng tháng ( dưới 20 tỷ đồng). Ở thành phố H ổ Chí Minh, những doanh nghiệp có vốn pháp định trên Ì tỷ đồng, lao động trên 100 người và doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng là doanh nghiệp vừa, còn dưới giói hạn trên là doanh nghiệp nhỏ. Việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa còn dược thực hiện theo ngành nghề.

Trước năm 1998, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất có số vốn dưới Ì tỷ đồng, số lao động dưới 100 người là doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp có từ Ì đến l o tỷ đổng và số lao động tử 100 -500 người là doanh nghiệp vừa. Trong thương mại, dịch vợ, doanh nghiệp có số vốn dưới 500 triệu đồng và dưới 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có số vốn từ 500 triệu đổng đến 5 tỷ đồng và số lao động từ 50 đến 250 là doanh nghiệp vừa.

N ă m 1998, lần đầu tiên Việt Nam có một tiêu chuẩn thống nhất áp dợng cho việc phân loại các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với sự ban hành Công văn số 681/CP-KCN về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo công vãn này, "doanh nghiệp nhỏ và

vừa là những doanh nghiệp có vốn đăng kỷ dưới 5 tỷ và lao động thường xuyên dưới 200 người". Việc áp dợng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí tủy

thuộc vào điều kiện cợ thê của từng địa phương, ngành, lĩnh vực. Van bán đầu tiên này đã tạo ra cơ sở cho các biện pháp hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ- CP về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo quy định của Nghị định này, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu là "các cơ cở sản xuất- kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có sô vốn đăng kỷ không quá lo tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 lao động". Khái niệm này được hiểu và áp dợng thống nhất

trong cả nước cho đến nay

1.2.ĐỘC điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng mang chung những đặc điểm về quy mô, phạm vi, năng lực cạnh tranh, trình độ còng nghệ. Tuy nhiên, yếu tố lịch sử xã hội và một nền k i n h tế chuyển đổi từ k ế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại cho khối doanh nghiệp nhỏ

và vừa Việt Nam những đặc thù riêng. Việc nghiên cứu những nét riêng này có ý nghĩa lớn trong hoạch định và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

• Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thuộc nhiêu thành phẩn kinh tế: Ngoài các hình thức tổ chức quen thuộc từ thời bao cầp và đã được tiến hành cải tổ cơ cầu là doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay còn có thêm nhiều doanh nghiệp đến từ các thành phần khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình. Mạc dù các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được công nhận từ năm 1990 nhưng trong một thời gian dài vẫn bị phàn biệt đối xử. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 đã dần tạo ra cơ chế, "luật chơi" thoáng hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cho đến năm 2005 , ờ Việt Nam có 88.222 doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế, chiếm 9 5 % tổng sô doanh nghiệp toàn quốc.

Một xu hướng nổi bật là doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc sở hữu tư nhân tăng nhanh trong những năm qua, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền k i n h tế. 9 7 % các doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp nhỏ và vừa, riêng trong 3 nămg từ năm 2000 đến năm 2002, đã có 53.250 doanh nghiệp đẩu tư vào nền k i n h tế với số vốn khoảng 80.000 tý đồng. Cùng với x u hướng phát triển mạnh mẽ của khối tư nhân là sự sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Những cải cách quyết liệt được đưa ra giảm số doanh nghiệp nhà nước từ 12.094 ( năm 1990) xuống còn 4296( năm 2005) và có tới 64.4% doanh nghiệp nhà nước sau cải cách thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa, với số vốn chưa đến 5 tỷ đồng.

Bảng 5: Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các loại hình doanh nghiệp

năm 2004

Đ ơ n vị: % Theo quy m ô lao động Theo quy m ô vốn Loại hình doanh Tỷ lệ Dưới Từ 5- Từ Tỷ lệ Dưới Từ Từ nghiệp doanh 5 199 200- doanh 1 tỷ 1- 5-

nghiệp người người 300 nghiệp đổng dưới 10 tỷ

nhỏ và nhỏ và 5 tỷ đồng

vừa vừa đổng

Doanh nghiệp 64.4 0,1 82,4 17,5 23,7 6,0 46,7 47,3 nhà nước

Hợp tác xã 98,7 8,8 90,0 1,2 95,2 61,9 28,7 9.4 Doanh nghiệp tư 99,6 37,1 62,7 0,2 98,1 64,7 31,7 3,6 nhân Công ty trách 98,4 13,7 85,2 1,1 90,0 41,4 48,1 10,5 nhiệm hữu hạn Công ty cổ phởn 95,7 10,9 86,7 2,4 78,6 29,5 54,4 16,1 Doanh nghiệp có 76,8 3,7 85,0 11,3 30,3 12,5 44,2 43,4 vòn nước ngoài Nguồn: Tổng cục Thông ké 2005

Vì vậy, có thể nói doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam rất đa dạng về thành phởn cũng như hình thức tổ chức, và theo đó các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng phải rất linh hoạt và tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phởn kinh tế, tạo ra môi trường và tâm lý kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng này.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 53 - 57)