Các chương trình thục hiện

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 49 - 51)

N ă m 1999, chính phủ Thái Lan đã tiến hành một loạt các biện pháp khá toàn diện. Trước hết là việc cải thiện hoạt động của Tổng công ty tài chính dành cho ngành công nghiệp nhỏ( nay là Ngân hàng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái Lan) và Công ty bảo lãnh tín dụng dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ. Đổng thời, Quả doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được thành lập, và đặc biệt sự ra đời của cơ quan Tư vấn quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp

phần kiện toàn sự hỗ trợ m à chính phủ dành cho khối các doanh nghiệp nhỏ và

vừa.

K ế hoạch xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được nội các thông qua vào tháng 4/2000, với sự tham gia của ban xúc tiến công nghiệp, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, phòng Thương mại Thái Lan và Liên hiệp công nghiệp Thái Lan.

Quỹ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được thành lập.với nguồn vốn hoạt động chù yếu từ ngân sách nhà nước. Các hoạt động của quỹ nhằm hướng tới thúc đấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, úng hộ thay đổi cơ cấu doanh nghiệp, xúc tiến các hoạt động kinh doanh và liên kết giữa các SMEs. Quỹ còn phối hợp hành động cùng các cơ quan chính phú, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tư nhân có cùng mục tiêu hỗ trợ SMEs.

Một cơ quan cũng đã đóng góp lòn vào sự thành công của các SMEs Thái Lan, đó là Ngân hàng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng này hoạt động với mục tiêu phát triển, xúc tiến và trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thành lập, vận hành, mở rộng và nâng cấp hoạt động kinh doanh, thông qua việc cung cấp các khoản vay, bảo lãnh tín dụng, cấp vốn, tư vấn và nhiều dịch vụ khác được quy định trong Đạ o luật Ngân hàng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái Lan.

Chỉ tính riêng năm 2003, SME Bank đã cho thông qua 6.179 khoản vay vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tổng trị giá lên tới 27.373 triệu bahtm trong đó 1.402( tương đương 22,6%) là các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp đăng ký lần đấu năm 2003. Nếu tính theo lĩnh vực kinh doanh, 4 8 % các doanh nghiệp nhận được vốn vay là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tạo sản xuất, 1 6 % là doanh nghiệp thương mại, 2 6 % thuộc ngành dịch vụ. Các dự án của các SMEs nhận được các khoản vốn cho vay không chỉ duy trì được 54.617 việc làm cho người lao động m à còn tạo ra 7.050 việc làm mói, và được kỳ vọng là sẽ tạo ra 4.900 triệu baht giá trị gia tăng cho nền kinh tế nước nhà. Hiện nay SME Bank còn cung cấp nhiều dịch vụ mới như leasing ( tổng trị giá 2,4 triệu

baht, năm 2003), bảo lãnh tín dụng (trị giá 98 triệu baht, năm 2003), íactoring ( 11.497 triệu baht trong năm 2003)

Nếu so với các nước Đông á thì rõ ràng các nước Đông Nam á đi sau trong kinh nghiệm phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên không phải vì t h ế m à k i n h nghiệm của các nước A S E A N lại không có ý nghĩa với Việt Nam. Việc học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các nước trong khu vực với nhau không chỉ giúp Việt Nam khai thác tiềm năng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa m à còn góp sức vào sự thành công của chính sách phát triển SMEs của A S E A N nói riêng, và sự hỪp tác phát triển kinh tế của toàn khu vực.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)